Luật Dân sự

Tính cấp thiết của việc khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ theo hợp đồng

Tính cấp thiết của việc khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ theo hợp đồng, khởi kiện sẽ giúp một bên có quyền sẽ không bị ảnh hưởng và giúp cho việc buộc bên có nghĩa vụ phải tuân thủ thoả thuận tại hợp đồng. Vậy trình tự thủ tục khởi kiện được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Long Phan PMT tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này. Khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ trong hợp đồng

Khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ trong hợp đồng

Quyền khởi kiện đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng một bên có quyền khởi kiện đối tác của mình:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Ngoài ra các bên còn có quyền khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nếu các bên có tồn tại một thỏa thuận trọng tài hợp pháp, thoả thuận trọng tài không rơi vào các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 Luật Trọng Tài Thương Mại 2010.

>>> Xem thêm:Người vay nợ không trả tiền trốn tránh xử lý thế nào?

Tính cấp thiết của việc khởi kiện

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn đối tác tẩu tán tài sản

Việc khởi kiện sẽ giúp cho bên có quyền đồng thời có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, căn cứ vào Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ:

  • Tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
  • Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Tạo áp lực và để cơ quan tài phán làm trung gian thương lượng

Việc khởi kiện còn giúp các cơ quan tài phán làm trung gian thương lượng để các bên hòa giải để từ đó có kết quả thuận lợi cho các bên giải quyết tranh chấp:

  • Căn cứ vào Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  • Căn cứ Điều 9 Luật Trọng tài thương mại 2010 trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng tiền nuôi con sau ly  Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện

Hết thời hiệu khởi kiện

  • Căn cứ vào Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Căn cứ vào Điều 319 Luật Thương mại 2005 thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
  • Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Khi toà án đình chỉ vụ án thì quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng thương mại

Những thiệt hại của việc đối tác trốn tránh nghĩa vụ.

  • Các quyền lợi phát sinh từ hợp đồng với đối tác khi thỏa thuận trong hợp đồng (khoản thanh toán, hàng hoá, dịch vụ,…).
  • Các lãi phát sinh do lỗi chậm thanh toán nghĩa vụ trả tiền.
  • Không thể thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba vì sự vi phạm nghĩa vụ của đối tác dẫn đến phải phát sinh các trách nhiệm như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm,…
  • Khi không thực hiện nghĩa vụ thì làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, VV…

Trình tự, thủ tục khởi kiện đối tác như thế nào?

Tuỳ vào việc các bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài hay không, nếu không tồn tại thoả thuận trọng tại hoặc tồn tại như không hợp pháp thì trình tự khởi kiện tại Toà án nhân dân như sau:

  • Khởi kiện.
  • Nhận và xử lý đơn khởi kiện.
  • Thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Xét xử sơ thẩm.

Vai trò Luật sư trong việc khởi kiện

Vai trò Luật sư trong việc khởi kiện

Vai trò của luật sư trong việc khởi kiện.

  • Luật sư là những người có kiến thức chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực hợp đồng đặc biệt là khởi kiện về vấn đề hợp đồng, một cách kịp thời nhanh chóng.
  • Luật Sư hỗ trợ tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với các tranh chấp trong vụ án dân sự, thương mại.
  • Đương sự có thể ủy quyền cho Luật sư để tham gia quá trình tố tụng để thực hiện các thủ tục pháp lý hoặc tham gia tại Tòa án để trình bày về những vấn đề liên quan như hợp đồng, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về tính cấp thiết của việc khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ theo hợp đồng. Quý bạn đọc cần đặt lịch gặp luật sư tư vấn pháp luật hợp đồng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! 

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết