Luật Dân sự

Tiền phúng điếu có phải là di sản thừa kế không?

Tiền phúng điếu có phải là di sản thừa kế hay không hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng tiền phúng điếu là tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nên không phải là di sản thừa kế, nhưng quan điểm khác lại cho rằng tiền phúng viếng là tài sản là tài sản của người đã mất. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này sau đây Chuyên tư vấn luật xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau:

Di sản thừa kế chia như thế nàoDi sản thừa kế chia như thế nào

Những tài sản nào được coi là di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) nêu định nghĩa di sản thừa kế là gì như sau:Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo đó, di sản thừa kế gồm: Tài sản riêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác. Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá. Có thể kể đến một số loại tài sản thường gặp như:

  • Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức khác.
  • Nhà ở, đất ở hình thành do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhà ở hình thành trong tương lai…
  • Cổ phần, chứng khoán…

Di sản thừa kế có bao gồm tiền phúng điếu không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 như đã phân tích ở trên và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 về Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Như vậy, tiền phúng điếu không phải là di sản thừa kế, vì tiền phúng điếu là tài sản có được sau thời điểm mở thừa kế (tức là sau thời điểm người để lại di sản mất) và cũng không thuộc tài sản được thừa kế nên không phải tài sản của người để lại di sản.

>>>Xem thêm: Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế?

Quy định về giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS)  2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ quy định tại Điều 35, 38 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

Phân chia di sản thừa kếPhân chia di sản thừa kế

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLTTDS 2015 cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện

  • Đơn khởi kiện, mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 thì kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm gồm:

  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp chia thừa kế

  • Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
  • Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Chuẩn bị xét xử: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ.
  • Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Quy định pháp luật phân chia di sản thừa kếQuy định pháp luật phân chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế.

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện và trình tự, thủ tục khởi kiện: chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp;
  • Tư vấn các quy định pháp luật về cách chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản được hưởng thừa kế;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu cũng như các đơn từ khác có liên quan;
  • Cử đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng thay mặt cho khách hàng
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

Như vậy, tiền phúng điếu không phải là di sản thừa kế.Mặt khác, chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn cho khách hàng các thủ tục, quy trình các bước liên quan đến phân chia di sản thừa kế vì vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi với số holine  1900.63.63.87 hoặc liên hệ Tư vấn luật thừa kế  hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để có thể hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết