Luật Dân sự

Thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự

Thủ tục yêu cầu thẩm phán trong vụ án dân sự là một trong những thủ tục quan trọng giúp việc xét xử VỤ ÁN DÂN SỰ được đúng đắn, khách quan và đảm bảo quy định của pháp luật. Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong giải quyết vụ án dân sự vì vậy khi có mong muốn thay đổi thẩm phán, đương sự phải tuân thủ thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán được đề cập trong bài viết dưới đây.

Tố tụng dân sự

>>> Xem thêm: Thủ Tục Thay Đổi Thẩm Phán Trong Vụ Án Hành Chính

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Bên cạnh quy định về trình tự, thủ tục trong việc giải quyết vụ án dân sự, THẨM QUYỀN giải quyết vụ án dân sự cũng được các nhà làm luật chú trọng khi dành một chương trong Phần thứ ba của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để quy định về vấn đề này. Khi muốn xác định thẩm quyền của vụ án dân sự, phải xác định ba loại thẩm quyền sau đây:

  • Thẩm quyền theo vụ việc: trả lời cho câu hỏi vụ việc này có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không? Vụ việc này là việc dân sự hay vụ án dân sự?
  • Thẩm quyền theo cấp: Thẩm quyền xét xử Sơ thẩm của vụ án này thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền xét xử tại nơi cư trú của bị đơn, nguyên đơn hay nơi có đối tượng tranh chấp,…?

Để việc giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc, trước tiên, người khởi kiện cần xác định đúng thẩm quyền giải quyết để đơn khởi kiện được tiếp nhận và xem xét xử lý nhanh hơn.

Các chủ thể trong tố tụng dân sự

Người tiến hành tố tụng

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người tiến hành tố tụng dân sự là những người theo quy định của pháp luật có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành ánkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Người tiến hành tố tụng bao gồm: Chánh án Tòa án, THẨM PHÁN, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

>>Xem thêm: Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự

Thẩm phán

Cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự bao gồm: Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo việc xét xử vụ án dân sự chính xác, công bằng.

Người có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, yêu cầu thay đổi thẩm phán là một trong những quyền cơ bản của đương sự trong vụ án dân sự. Trong đó, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơnngười có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Như vậy trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán theo các trường hợp được quy định trong luật để đảm bảo việc xét xử diễn ra công bằng, khách quan.

Yêu cầu thay đổi thẩm phán

Căn cứ và ý nghĩa của việc thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự

Trường hợp thẩm phán từ chối tiến hành tố tụng:

  • Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự
  • Thẩm phán đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc.
  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau
  • Là Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó
  • Là Thẩm phán là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi:

Bao gồm các trường hợp Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng kể trên nhưng Thẩm phán không thực hiện việc từ chối tiến hành tố tụng

Thẩm quyền thay đổi

  • Trước khi mở phiên tòa

Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án quyết định, trường hợp Thẩm phán là Chánh án Tòa án Nhân dân cấp nào thì Chánh án Tòa án Nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc thay đổi thẩm phán.

  • Tại phiên tòa, việc thay đổi thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định.

Trình tự, thủ tục thay đổi thẩm phán

Trước khi mở phiên tòa, đương sự làm đơn yêu cầu thay đổi thẩm phán đến Chánh án tòa án đang thụ lý vụ án, nêu rõ lý do, căn cứ của yêu cầu thay đổi thẩm phán, nếu thẩm phán đó đồng thời là Chánh án Tòa án thì đơn yêu cầu thay đổi thẩm phán phải được gửi lên Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết.

Tại phiên tòa, đương sự chỉ cần trình bày lý do, căn cứ yêu cầu thay đổi thẩm phán trước Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và quyết định theo đa số việc thay đổi Thẩm phán.

Căn cứ: Điều 55,56 và 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về yêu cầu thay đổi thẩm phán hoặc cần tư vấn luật dân sự có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết