Luật Dân sự

Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi giao hàng không đúng chất lượng

Trong hợp đồng hai bên sẽ thỏa thuận rõ về chất lượng hàng hóa sẽ nhận được. Tuy nhiên không phải trong bất cứ trường hợp nào bên bán cũng tuân thủ đầy đủ những quy định đó, vậy họ đã vi phạm một trong những điều khoản của hợp đồng và bên mua sẽ có các quyền như thế nào? Bài viết sau đây, Chuyên tư vấn luật  sẽ làm rõ về Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi giao hàng không đúng chất lượng, mời quý bạn đọc theo dõi:

Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi giao hàng không đúng chất lượng

Gửi thông báo khắc phục sai phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chuẩn bị các hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan nhằm chứng minh cho thiệt hại do giao hàng không đúng chất lượng. Khiếu nại đến đối tác cung cấp hàng không đúng chất lượng và yêu cầu xử lý. Gửi thông báo bằng văn bản hoặc văn bản điện tử (fax, email) cho phía đối tác khắc phục sai phạm. Yêu cầu giao hàng đúng chất lượng và bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp việc giao hàng không đúng chất lượng của bên bán mà bên mua xảy ra thiệt hại thì bên mua có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
  • Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Gửi thông báo khắc phục sai phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Gửi văn bản yêu cầu đàm phán, điều chỉnh hợp đồng khắc phục hậu quả

Trường hợp giao hàng không đúng chất lượng bên bán phải gửi văn bản yêu cầu đàm phán để điều chỉnh lại hợp đồng khắc phục hậu quả. Theo đó, tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định việc tiếp tục hợp đồng khắc phục hậu quả là một bên yêu cầu bên kia thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm phát sinh. Căn cứ theo Điều 40 Luật thương mại 2005:

  • Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
  • Trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
  • Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đối tác không hợp tác

Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Khi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng được đưa ra, kéo theo đó là hậu quả pháp lý đi kèm:

  • Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
  • Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (trừ các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp).
  • Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

Khởi kiện đến cơ quan tài phán yêu cầu giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc. và thông báo thụ lý vụ án. Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện: Khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng, người khởi kiện có thể nộp đơn đến Tòa án. 

Bước 2: Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đầy đủ hồ sơ thì thông báo người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Sau khi nhận được bên lai đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra thông báo thụ lý.

Bước 4: Tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng

CSPL: Điều 198 – 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Khởi kiện đến cơ quan tài phán yêu cầu giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

 

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi giao hàng không đúng chất lượng. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn Luật Dân sự hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com Xin cảm ơn. 

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết