Luật Dân sự

Thủ tục yêu cầu bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại

Thủ tục yêu cầu bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất của “người bị thiệt hại”, khi nào pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi vi phạm do NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN gây ra theo quy định pháp luật dân sự. Luật sư tư vấn Luật dân sự sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc thông qua bài viết dưới đây để làm sáng tỏ vấn đề trên.

Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân là gì?

  • Được thành lập theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Tự mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(Điều 74, 83 Bộ luật Dân sự 2015)

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về pháp nhân

Như thế nào là người của pháp nhân?

Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, người của pháp nhân được hiểu là bất cứ thành viên nào của pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Hình thức tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc,..

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Hành vi gây thiệt hại

  • Hành vi vi phạm do người của pháp nhân gây ra là không phải nằm trong nhiệm vụ, quyền hạn được pháp nhân giao, thời điểm họ gây ra thiệt hại không xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp nhân giao. Trong trường hợp này, cá nhân gây thiệt hại sẽ “tự chịu” trách nhiệm bồi thường và pháp nhân sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Hành vi vi phạm gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ là trường hợp thiệt hại tại thời điểm đang tiến hành công việc và tại địa điểm công việc đang được thực hiện. Đối với hành vi vi phạm này thì pháp nhân là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sau đó, pháp nhân có thể yêu cầu người của pháp nhân nếu có lỗi khi thiệt hại xảy ra hoàn trả lại khoản tiền theo quy định pháp luật.

Thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.

>> Xem thêm: Các khoản bồi thường khi tính mạng bị xâm hại

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại

Hành vi vi phạm do người của pháp nhân gây ra khi đang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho người

Như vậy, theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt do người của pháp nhân gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thủ tục yêu cầu pháp nhân bồi thường

Hồ sơ yêu cầu

  • Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: mẫu 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,.. (sao y chứng thực);
  • Các giấy tờ chứng minh thiệt hại;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh lỗi của người do pháp nhân gây ra;
  • Các giấy tờ khác liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại.

Cơ quan tiếp nhận

Cơ quan có trách nhiệm xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại là Toà án nhân dân có thẩm quyền được xác định theo nguyên tắc Tòa án theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không có thỏa thuận sẽ áp dụng theo nguyên tắc Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn.

Trình tự xử lý yêu cầu

  1. Tòa án sẽ nhận đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo thụ lý vụ án;
  2. Tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự để các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán sẽ ra quyết định hoà giải thành. Trường hợp hoà giải không thành thì Thẩm phán sẽ lập biên bản hoà giải không thành.
  3. Chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp mà Thẩm phán sẽ ra các quyết định sau: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  4. Mở phiên toà xét xử: Thẩm phán chủ toạ phiên toà sẽ căn cứ vào chứng cứ mà các bên đưa ra để xem xét có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hay không và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện người quản lý do gây thiệt hại cho công ty

Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại

Như vậy, phải xem xét tính chất của hành vi vi phạm của một cá nhân thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có lẽ là vấn đề khó khăn đối với những người không am hiểu pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì việc tìm đến các cố vấn pháp luật để thực hiện thủ tục bồi thường cũng như xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là điều cần thiết.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Thủ tục yêu cầu bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật dân sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Hồng Nhung - Luật Sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Hồng Nhung - Luật Sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Cử nhân Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 852 bài viết