Luật Dân sự

Thủ tục từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự

Thủ tục từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự là diễn ra khi những người tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ của mình đối với vụ việc dân sự, tuy nhiên lại thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng. Vậy trường hợp nào người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi. Thủ tục này được quy định cụ thể ra sao. Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết để có cái nhìn rõ nét hơn về thủ tục này.

 

Thủ tục từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự là thủ tục thường gặp trên thực tế

>>Xem thêm: Hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự?

Người tiến hành tố tụng dân sự là gì?

Người tiến hành tố tụng dân sự không được định nghĩa theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, có thể hiểu đó là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng dân sự

Những người tiến hành tố tụng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), ngời tiến hành tố tụng gồm có:

  • Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

>>Xem thêm: Có quyền được từ chối ra tòa làm chứng không

Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng

Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 13 BLTTDS 2015 như sau:

  • Tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
  • Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
  • Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài trách nhiệm nêu trên, pháp luật cũng quy định những nguyên tắc khác đối với người tiến hành tố tụng, như:

  • Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn (Khoản 2 Điều 16).
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự (Điều 25).

Bên cạnh những quy định chung, còn có những quy định áp dụng đối với từng chủ thể. Cụ thể là tại các Điều 47, 48, 49, 50, 51 quy định lần lượt về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án…

>> Xem thêm: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Theo quy định tại Điều 52 BLTTDS 2015, người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

  • Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
  • Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng

Trong trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi thì chính những chủ thể này có quyền từ chối hoặc sẽ cho những chủ thể khác yêu cầu thay đổi. Chẳng hạn:

  • Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng (Khoản 14 Điều 70);
  • Hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi (Khoản 4 Điều 76).

Ngoài ra còn có những chủ thể khác có thẩm quyền, như Chánh án Tòa án có quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa. Hội đồng xét xử có thẩm quyền tại phiên tòa…

 

Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự

Thủ tục từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự

Đối với thủ tục thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (Điều 55):

  • Theo đó, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
  • Đồng thời, việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi những người này tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.

Đối với thủ tục thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (Điều 61):

  • Tương tự, trước khi mở phiên tòa, việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
  • Bên cạnh đó, việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa nếu việc từ chối hoặc thay đổi diễn ra tại phiên tòa,.

 

Việc thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản

>> Xem thêm: Thủ tục xin miễn án phí khi khởi kiện dân sự

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về thủ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng. Nếu có thắc mắc liên quan hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật Dân sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết