Luật Dân sự

Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đương sự

Tống đạt là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp. Vậy Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đương sự được quy định như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý cần thiết mời quý bạn đọc theo dõi:

thủ tục tống đạt

Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đương sự

Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự

Trình tự thủ tục

  1. Người tiến hành thực hiện tống đạt văn bản cần phải trực tiếp chuyển giao tới người được tống đạt văn bản liên quan.
  2. Người được tống đạt ký nhận vào trong biên bản hoặc là sổ giao nhận của văn bản tố tụng. Theo đó, ngày mà người đó được tống đạt văn bản tố tụng đồng thời là ngày để tính bắt đầu của thời hạn tố tụng.
  3. Trường hợp tống đạt văn bản tố tụng theo dịch vụ bưu chính phải là thư bảo đảm kèm theo xác nhận từ người được nhận văn bản đó.
  4. Sau khi xác nhận vào thư đảm bảo thì văn bản này được chuyển tới cho Tòa án có thẩm quyền.

CSPL: Điều 175 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Các văn bản được cấp, tống đạt

Các văn bản tố tụng được cấp, tống đạt là những văn bản tố tụng liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của họ. Trên cơ sở đó, các văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt theo Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định bao gồm:

  • Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời;
  • Bản án, quyết định của tòa án;
  • Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự;
  • Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.

Trong quá trình tố tụng, tuỳ theo loại văn bản tố tụng cơ quan ban hành văn bản tố tụng và người có thẩm quyền của các cơ quan này tiến hành việc cấp, tống đạt cho những người tham gia tố tụng và những người liên quan đến đến việc giải quyết.

Trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản tố tụng hay người có thẩm quyền của cơ quan này không thực hiện việc cấp, tống đạt thì những người tham gia tố tụng hoặc người có liên quan đến việc giải quyết có quyền yêu cầu họ cấp, tống đạt cho các văn bản này theo thủ tục và trong thời hạn pháp luật quy định.

Nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt

Cơ quan nào ban hành văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt cho những tham gia tố tụng hoặc những người liên quan văn bản tố tụng. Theo nguyên tắc này, Điều 170, Điều 172 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng cho những người liên quan đến vụ việc dân sự. Người tiến hành tố tụng hoặc cán bộ của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan này trong việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng.

Ngoài ra, để giúp cơ quan ban hành các văn bản tố tụng thực hiện được việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng thì uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính, người có chức năng tống đạt và những người khác mà pháp luật có quy định cũng có nghĩa vụ thực hiện cấp, tống đạt văn bản tố tụng.

Phương thức

Các văn bản tố tụng được cấp, tống đạt và những người được cấp, tống đạt rất đa dạng; do đó các phương thức cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, tùy trường hợp, việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng phải tiến hành phương thức nhất định để đảm bảo được hiệu quả của việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng.

Căn cứ Theo Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

  • Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
  • Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Niêm yết công khai.
  • Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Tống đạt theo phương thức khác đối với đương sự tại nước ngoài.

>>>Xem thêm: Nếu không thể tống đạt được giấy triệu tập đương sự  thì như thế nào?

Thời hạn thực hiện quyền của đương sự

Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định, thời hạn thực hiện quyền của đương sự là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định. Thời hạn này có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Ví dụ, theo Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015,  thời hạn thực hiện quyền kháng cáo được tính là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định (nếu không có mặt khi tuyên án) nhưng có lý do chính đáng không thực hiện được quyền kháng cáo, thì thời gian này không tính vào thời hạn kháng cáo.

Do đó, Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến (khoản 2 Điều 175 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).thời gian thực hiện

Thời hạn thực hiện quyền của đương sự

>>>Xem thêm: Thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án dân sự là bao lâu?

Các vấn đề về thời hạn thực hiện

  • Nhận thấy thời hạn thực hiện quyền kháng cáo xét điều kiện khách quan nếu đương sự không có mặt lúc tuyên án nhưng do trở ngại khách quan mà không thực hiện được quyền kháng cáo, thì thời gian bị trở ngại này ko tính vào thời hạn kháng cáo.
  • Tuy nhiên, pháp luật tố tụng cần quy định cụ thể hơn về thời hạn thực hiện cấp, tống đạt văn bản giấy tờ.

vấn đề về thời gian thực hiện

Các vấn đề về thời hạn thực hiện

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đương sự. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn./.

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết