Luật Dân sự

Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

Trong quá trình  giải quyết vụ việc dân sự, Thẩm phán phải tiến hành thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trước khi đưa vụ án ra xét xử. Đây là một thủ tục quan trọng nhằm giúp các đương sự có đủ điều kiện chuẩn bị việc tranh tụng tại phiên tòa. Chuyên tư vấn luật kính mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để làm thủ tục tổ chức phiên họp này.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại Tòa án

>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án dân sự

Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS), Trước khi mở phiên họp kiểm tra và phiên hòa giải, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

  • Về thời gian: Thẩm phán có thể tổ chức phiên họp vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sau khi Thẩm phán cho rằng tài liệu chứng cứ đã đầy đủ, nội dung quan hệ tranh chấp đã được xác định rõ…
  • Về địa điểm: Về địa điểm tiến hành mở phiên họp sẽ được tổ chức tại trụ sở Tòa án nơi giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp cần thiết hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự Thẩm phán có thể tổ chức phiên họp ngoài trụ sở Tòa án nhưng phiên họp cần phải có sự chứng kiến và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.

Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán không tiến hành hòa giải.

Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Theo Điều 209 BLTTDS, thành phần phiên họp gồm có:

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp;
  • Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
  • Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
  • Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
  • Người phiên dịch (nếu có).

Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp. Trong vụ án có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp.

Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thủ tục trước khi tiến hành phiên họp (Khoản 1 Điều 210 BLTTDS)

Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Công khai chứng cứ của đương sự

>>>Xem thêm: Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?

Thủ tục kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ (Khoản 2 Điều 210 BLTTDS)

Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

  • Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
  • Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
  • Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
  • Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

Thủ tục hòa giải (khoản 4 Điều 210 BLTTDS)

Các đương sự tự thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một số vấn đề trong vụ án qua đó làm rõ yêu cầu của đương sự, căn cứ mà các bên đưa ra để chứng minh cho yêu cầu của mình, những ý kiến đối đáp của các bên để làm sáng tỏ nội dung tình tiết trong vụ án… Kết quả của Phiên hòa giải còn mang ý nghĩa làm rõ yêu cầu, các tình tiết, quan hệ tranh chấp, những vấn đề các bên đã thống nhất và chưa thống nhất giúp cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ án đúng đắn trong trường hợp phải mở phiên tòa xét xử. Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. Sau đó  Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Lập biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 211 BLTTDS)

Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải; Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
  • Địa điểm tiến hành phiên họp;
  • Thành phần tham gia phiên họp;
  • Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;
  • Các nội dung khác;
  • Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.

Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
  • Địa điểm tiến hành phiên họp;
  • Thành phần tham gia phiên họp
  • Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
  • Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.

Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.

Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Thẩm phán cho đương sự hòa giải tại phiên họp

>>>Xem thêm: Hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự?

Dịch vụ Luật sư dân sự hỗ trợ tham gia quá trình tố tụng

Tư vấn luật dân sự

  • Tư vấn về các giao dịch dân sự
  • Tư vấn về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự
  • Tư vấn về đại diện
  • Tư vấn về thời hạn, thời hiệu
  • Tư vấn về quyền sở hữu đối với tài sản
  • Tư vấn pháp luật về thừa kế
  • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: Tư vấn về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

Soạn thảo đơn từ, văn bản

  • Soạn thảo các loại hợp đồng theo yêu cầu
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến yêu cầu dân sự, tranh chấp dân sự

Trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ

  • Đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của khách hàng
  • Gặp gỡ, trao đổi với đương sự,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên
  • Đại diện ủy quyền tham gia giải quyết các thủ tục tố tụng dân sự với cơ quan nhà nước

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết