Luật Dân sự

Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự

Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự. Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Vậy thủ tục này diễn ra như thế nào, bị đơn phải chuẩn bị những gì cho hồ sơ phản tố, hãy cùng Chuyên tư vấn luật giải đáp thắc mắc về vấn đề trên.

Yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự 

Yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự 

Chủ thể thực hiện quyền phản tố

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu. Theo đó, thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn.

Mặt khác, trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền (có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án) của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Tòa án giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này đã có rất nhiều Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn. 

>>>Xem thêm: Quyền phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự

Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố

Trong giải quyết vụ án dân sự, bị đơn chỉ được yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đối với thời điểm yêu cầu phản tố của bị đơn, có hai quan điểm như sau:

  • Quan điểm thứ nhất, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải lần đầu.
  • Quan điểm thứ hai, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải, không nhất thiết là phiên họp lần đầu hay lần hai.

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải có thể được tiến hành một lần, hoặc nhiều lần, tùy từng tính chất vụ việc. Việc BLTTDS năm 2015 không quy định thời điểm đề xuất yêu cầu phản tố của bị đơn là trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải lần đầu hay lần lần hai.

Do đó, tùy từng vụ việc cụ thể, thẩm phán sẽ xem xét việc chấp thuận yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, để chắc chắn yêu cầu phản tố của mình sẽ được chấp thuận, bị đơn nên đưa ra yêu cầu trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải lần đầu.

Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

Nội dung đơn phản tố và tài liệu chứng minh

Thành phần hồ sơ phản tố bao gồm: đơn yêu cầu phản tố và các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu phản tố. Trong đó, nội dung đơn phản tố bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn
  • Tên đơn (Đơn phản tố)
  • Tên Tòa án có thẩm quyền (Tòa án đang giải quyết vụ án)
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người yêu cầu phản tố
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người bị phản tố
  • Trình bày nội dung (quyền và lợi ích của người yêu cầu phản tố bị xâm phạm)
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết
  • Nêu tên tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho yêu cầu phản tố là có căn cứ và hợp pháp.

>>>Xem thêm:  Mẫu đơn phản tố trong vụ án dân sự

Thủ tục thụ lý và xét đơn phản tố

Khi có đơn yêu cầu phản tố (nộp theo đúng thời gian luật quy định), Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý yêu cầu. Một yêu cầu phản tố để được tòa án chấp nhận thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Nội dung của đơn phản tố

Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau.

Hình thức của đơn phản tố

  • Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc. Bên cạnh những yếu tố về trình tự, thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản, thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho ý kiến của mình thì bây giờ bị đơn phải chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của mình.

Nếu đáp ứng các điều kiện trên, bị đơn sẽ có thông báo nộp tạm ứng án phí và giải quyết theo thủ tục tố tụng. 

Còn nếu yêu cầu phản tố không được chấp thuận, Tòa án sẽ ra thông báo cho bị đơn, và hướng dẫn bị đơn khởi kiện tại một vụ án khác. 

Tòa án thụ lý, xét đơn phản tố

Tòa án thụ lý, xét đơn phản tố

 

>>>Xem thêm:  Có được khởi kiện bổ sung hoặc phản tố bổ sung khi tòa án đưa vụ án ra xét xử không?

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết