Luật Dân sự

Thủ tục khiếu nại quyết định chuyển vụ án dân sự

Thủ tục khiếu nại quyết định chuyển vụ án dân sự được các bên thực hiện khi phát hiện ra có sai phạm trong việc chuyển vụ án không đúng thẩm quyền của người tiến hành tố tụng. Vậy làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình trong tình huống này, thủ tục khiếu nại như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết.

Khiếu nại quyết định chuyện vụ án dân sự như thế nào?
Khiếu nại quyết định chuyển vụ án dân sự như thế nào?

>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định thi hành án dân sự

Thẩm quyền của Tòa án trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) 

Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Căn cứ theo Điều 35, 36 BLTTDS 2015, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp tỉnh và cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động:

  • TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình quy định tại Điều 25, 28 BLTTDS 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng quy định của pháp luật cạnh tranh, có thẩm quyền với tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp lao động tại Điều 32 BLTTDS 2015.
  • TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết với tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quy định tài Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS 2015, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền tòa huyện
  • TAND cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh ở khu vực biên giới liên quan hôn nhân gia đình: hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết ly hôn, tranh châp về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ và con, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, giám hộ…
  • TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp của TAND cấp huyện nếu xét thấy cần thiết.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Căn cứ theo Điều 39 BLTTDS 2015, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở,
  • Nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

Thẩm quyền của Tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

xác định thẩm quyền của tòa án
xác định thẩm quyền của tòa án

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015, thẩm quyền theo lựa chọn được quy định như sau:
Trường hợp không biết nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nguyên đơn yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, cú trụ sở giải quyết trong các trường hợp:

  • Bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam
  • Vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng lao động

Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Trường hợp không thay đổi thẩm quyền của Tòa án

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 39 và Khoản 5 Điều 397 BLTTDS 2015, trường hợp không thay đổi thẩm quyền của Tòa án gồm:

  • Trường hợp vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền theo lãnh thổ thụ lý và đang giải quyết thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.
  • Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án.

Quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại

Mẫu đơn khiếu nại
Mẫu đơn khiếu nại

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ theo Điều 504 BLTTDS 2015, khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng được giải quyết bởi:

  • Nếu là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân thì do Chánh án Tòa án giải quyết.
  • Nếu là Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
  • Nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

Hình thức khiếu nại

Căn cứ theo Điều 503 BLTTDS 2015, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm;
  • Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại,
  • Có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

Thời hiệu khiếu nại

Căn cứ theo Điều 502, 505 BLTTDS 2015, thời hiệu khiếu nại15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Căn cứ theo Điều 506, 507 BLTTDS 2015, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

Giải quyết khiếu nại lần đầu

  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu được gửi cho các bên liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

CSPL: Điều 506 BLTTDS 2015

Giải quyết khiếu nại lần hai

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không đồng ý với quyết định đó
  • Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho các bên liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.

CSPL: Điều 507 BLTTDS 2015

Hướng dẫn viết mẫu quyết định chuyển vụ án dân sự theo thẩm quyền

Mẫu quyết định chuyển vụ án dân sự theo thẩm quyền phải có các nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân của nguyên đơn, bị đơn
  • Căn cứ chuyển vụ án
  • Quyết định chuyển vụ án
  • Quy định về thời hạn khiếu nại đối với quyết định này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục khiếu nại quyết định chuyển vụ án dân sự. Nếu quý độc giả gặp khó khăn trong quá trình LÀM ĐƠN khiếu nại hoặc cần luật sư tư vấn luật dân sự giải quyết các THỦ TỤC KHỞI KIỆN, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được giải đáp cụ thể.

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết