Luật Dân sự

Tư vấn thứ tự ưu tiên thanh toán trong thi hành án dân sự

Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thi hành án dân sự phải tuân theo quy định pháp luật. Thủ tục này đảm bảo trả tài sảntiền thi hành án công bằng. Thứ tự thanh toán được xác định dựa trên tính chất vụ việc. Quy trình này áp dụng cho cá nhântổ chức liên quan. Hiểu rõ quy định giúp các bên tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Thứ tự thanh toán khi thi hành án dân sự

Thứ tự thanh toán khi thi hành án dân sự

Thời hạn thanh toán tiền, tài sản thi hành án

Theo quy định Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP, thời hạn thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày:

  • Thu tiền, tài sản thi hành án;
  • Giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.

Cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án theo quy định. Chấp hành viên thông báo cho đương sự đến nhận tiền, tài sản. Khi đến nhận tiền, tài sản cần phải xuất trình tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật hoặc mang theo một trong các giấy tờ sau đây:

  • Thẻ căn cước công dân;
  • Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu;
  • Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
  • Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (các giấy tờ trên phải là bản chính).

Các phương thức thanh toán tiền, tài sản thi hành án

Hiện nay căn cứ theo Điều 18 Thông tư số 04/2023/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 14/8/2023 về Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự, có các phương thức thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án như sau:

  • Đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án. Trường hợp này, Chấp hành viên đề nghị kế toán làm thủ tục chi trả tiền;
  • Đương sự ủy quyền cho người khác nhận thay:

Trường hợp này, người được ủy quyền nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chấp hành viên đề nghị kế toán làm thủ tục chi trả tiền.

Hồ sơ thi hành án lưu bản chụp giấy ủy quyền và bản chụp một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; chứng từ kế toán lưu bản chính giấy ủy quyền và bản chụp một trong các giấy tờ quy định trên.

  • Đương sự đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản:

Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận tiền, thông tin số tài khoản nhận tiền (trong trường hợp đề nghị chuyển khoản). Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.

Thứ tự thanh toán tiền, tài sản trong thi hành án dân sự

Trường hợp thông thường

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, thứ tự thanh toán tiền, tài sản thi hành án như sau:

Thứ nhất, tiền, tài sản thi hành án phải trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Thứ hai, các khoản thanh toán lần lượt như sau:

  • Tiền cấp dưỡng;
  • Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động;
  • Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
  • Án phí, lệ phí Tòa án;
  • Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Các trường hợp ưu tiên thanh toán

Các trường hợp ưu tiên thanh toán

Một số trường hợp cụ thể

  1. Trường hợp có nhiều người được thi hành án: Việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
  • Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định thông thường.
  • Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án.
  • Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó.
  • Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
  • Sau khi thanh toán theo quy định, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

CSPL: khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008.

  1. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể:

Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.

CSPL: Khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bởi Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.

  1. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản: Thực hiện theo Điều 54 Luật Phá sản 2014.

Luật sư tư vấn quy định về thanh toán tiền, tài sản trong thi hành án dân sự

Luật sư chuyên môn tiến hành tư vấn hỗ trợ khách hàng:

  • Tư vấn chi tiết thi hành án dân sự;
  • Tư vấn quy định về yêu cầu thi hành án dân sự;
  • Tư vấn quy định về thanh toán tiền, tài sản thi hành án dân sự;
  • Tư vấn trọn gói thi hành án;
  • Đại diện thực hiện thủ tục thi hành án.

Chi phí luật sư tư vấn

Chi phí luật sư tư vấn

Tư vấn thứ tự ưu tiên thanh toán trong thi hành án dân sự giúp Quý khách hàng hiểu rõ thời hạn và phương thức thanh toán. Điều này sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của Quý khách được bảo vệ tối đa. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ ngay với Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900636387. Các luật sư cùng chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn chi tiết về quy định thanh toán tiền, tài sản thi hành án.

>>> Xem thêm:

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết