Luật Dân sự

Sử dụng mạng xã hội bôi nhọ danh dự người khác thì phạm tội gì?

Sử dụng mạng xã hội bôi nhọ danh dự người khác thì phạm tội gì là câu hỏi được quan tâm của khá nhiều bạn trẻ hiện nay. Pháp luật nước ta có rất nhiều chế định thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, nếu người nào có hành vi sử dụng mạng xã hội với mục đích làm mất danh dự người khác sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

Sử dụng mạng xã hội bôi nhọ danh dự người khác thì phạm tội gì

Sử dụng mạng xã hội bôi nhọ danh dự người khác thì phạm tội gì

>>Xem thêm: Phân biệt giữa trang thông tin điện tử và mạng xã hội

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ?

Danh dự nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

  • Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
  • Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  • Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  • Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019 có quy định tại khoản 3 Điều 16 về những hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác trên không gian mạng, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:

  • Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Hành vi sử dụng mạng xã hội (facebook) là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đối với hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Bên cạnh đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện cấu thành tội danh thì người có hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>Xem thêm: Bị đồng nghiệp bôi nhọ danh dự ở công ty thì làm như thế nào?

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì

Hình thức xử lý hành vi bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội

Buộc xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại khoản 5  Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, khi một người bị thông tin không chính xác làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì có thể yêu cầu bác bỏ thông tin đó. Ngoài ra, còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin sai lệch xin lỗi, yêu cầu cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bôi nhọ danh dự người khác.

Hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng tại Nghị Định 144/2021/NĐ-CP

Phạt tiền từ .2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng  đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Chịu trách nhiệm hình sự khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Nếu đủ căn cứ cấu thành tội danh, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung đối với các trường hợp:

  • Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Đối với tội danh này, người phạm tội có thể chịu hình phạt từ mức phạt tiền 10.000.000 đồng lên đến mức phạt tù lên đến 5 năm trong trường hợp khiến cho nạn nhân phải tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội làm nhục người khác

Khách thể

Khách thể mà tội phạm xâm phạm đến là danh dự, nhân phẩm của con người. Là yếu tố được pháp luật hình sự bảo vệ

Chủ thể

Chủ thể của tội là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức như lời nói (chửi bới, sỉ nhục,…) hoặc các hành động làm hạ thấp nhân cách, danh dự của người khác, làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã, xấu hổ.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Thấy trước hậu quả sẽ làm cho người khác bị xúc phạm nhân phẩm nặng nề nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội làm nhục người khác

Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội làm nhục người khác

Nội dung đơn tố cáo khi bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

Mẫu đơn tố cáo hành vi làm nhục người khác cũng như những đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác và có một số nội dung chính sau:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ;
  • Ngày tháng năm làm đơn;
  • Tên đơn;
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn;
  • Người tố cáo, thông tin của người tố cáo;
  • Nội dung tố cáo hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự người khác;
  • Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
  • Chứng cứ kèm theo nếu có;
  • Người làm đơn ký tên.

>> Xem thêm: THEO LUẬT AN NINH MẠNG, THÔNG TIN CÔNG DÂN ĐƯỢC BẢO VỆ NHƯ THẾ NÀO?

Trên đây là bài viết Sử dụng mạng xã hội bôi nhọ danh dự người khác thì phạm tội gì? Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

4.5 (22 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 824 bài viết