So sánh cơ chế giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi việc lựa chọn cơ chế Trọng tài hay Tòa án luôn là băn khoăn của doanh nghiệp đối với giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy hai cơ chế trên có ưu điểm và nhược điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn về vấn đề trên.
So sánh cơ chế giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án
Mục Lục
Tính chất pháp lý trong giải quyết tranh chấp
Giữa tòa án và trọng tài có những sự khác biệt rất rõ về mặt tính chất pháp lý của mỗi loại cơ quan này. Tòa án là cơ quan tư pháp của nhà nước nằm trong nhánh cơ quan tư pháp.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, tòa án được quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện xem xét và xử lý vi phạm pháp luật nhằm mục đích duy trì trật tự công cộng và để thực hiện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà kinh doanh.
Trong khi đó, về phía các trung tâm trọng tài đều tồn tại với tư cách là một trong những tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang bản chất là xã hội – nghề nghiệp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền theo lãnh thổ
Đối với phía tòa án, không phải bất kỳ vụ tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng được phía tòa tiến hành thụ lý giải quyết. Đơn kiện sẽ chỉ được tòa án thực hiện thụ lý giải quyết khi đơn được chuyển đến nơi tòa án có đúng thẩm quyền để giải quyết.
Ngược lại, đối với trong tố tụng trọng tài sẽ không đặt ra các vấn đề về thẩm quyền hay về mặt lãnh thổ. Các bên đang tranh chấp sẽ có quyền được lựa chọn đối với bất cứ trung tâm trọng tài nào để tiến hành giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ.
Thẩm quyền theo vụ việc
Dưới góc độ về mặt thẩm quyền theo các vụ việc, thực tế cho thấy tòa án thường được có thẩm quyền rộng rãi hơn so với trung tâm trọng tài. Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết gần như hầu hết tất cả các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh. Trong khi đó, khác với phía tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ có thể thay đổi, hoặc bị thu hẹp lại tùy theo từng các trung tâm trọng tài.
Thẩm quyền theo vụ việc
Các giai đoạn xét xử
Trong tố tụng trọng tài, trọng tài chỉ xét xử một lần các tranh chấp kinh doanh. Phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tố tụng tòa án. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Trong khi đó, trong tố tụng tòa án có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp phán quyết của tòa án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Nguyên tắc xét xử tập thể
Tố tụng trọng tài không có nguyên tắc xét xử tập thể như trong tố tụng tòa án. Việc chọn một hay nhiều trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình là quyền của các bên tranh chấp, pháp luật không can thiệp. Pháp luật chỉ can thiệp vào vấn đề này khi các bên không thỏa thuận được với nhau về cách thức lựa chọn trọng tài viên mà thôi. Ví dụ, khi các bên không đạt được sự nhất trí trong việc chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình theo quy định của pháp luật, mỗi bên tranh chấp sẽ chọn cho mình một trọng tài viên. Hai người được chọn sẽ chọn một người thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp hai trọng tài không chọn được người thứ ba đó thì quyền quyết định thuộc về tòa án.
Nguyên tắc xét xử tập thể
Bảo đảm thi hành phán quyết
Ở cả hai hình thức tố tụng này, việc xét xử tranh chấp đều được kết thúc bằng việc ra bản án, quyết định của tòa án hoặc phán quyết trọng tài. Nhưng phán quyết của trọng tài và bản án, quyết định của tòa án trong nhiều trường hợp cũng có những điểm khác nhau cơ bản.
Trong tố tụng tòa án, bản án, quyết định của tòa án khi đã có hiệu lực nếu các bên không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, ở một số quốc gia, không phải lúc nào quyết định của trọng tài cũng được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước. Ở nhiều Quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khi quyết định của trọng tài hợp pháp mà không được bên thua kiện thi hành tự nguyện thì theo yêu cầu của phía bên kia, cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành như một phán quyết của tòa án.
Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia, mà ở đó sự phối hợp hoạt động giữa tòa án và trọng tài chưa cao và chưa được pháp luật quy định (ví dụ như ở Việt Nam trong thời gian từ trước khi có Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trở về trước) thì việc sử dụng cơ chế tòa án phê chuẩn quyết định của trọng tài để trên cơ sở đó mà cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài là chưa có điều kiện thực hiện. Vì vậy, ở các quốc gia này các quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài không được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
>> Xem thêm: Phán quyết Trọng tài có giá trị pháp lý như thế nào?
Trên đây là bài viết so sánh cơ chế giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.