Người giám hộ được thực hiện rất nhiều quyền cũng như phải chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ nhất định đối với người được giám hộ. Vậy vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?. Vậy quyền định đoạt của người giám hộ đối với tài sản là nhà đất quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc Quyền định đoạt của người giám hộ đối với tài sản là nhà đất.
Quy định về người giám hộ
Mục Lục
Khái niệm người giám hộ
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định như sau:
- Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
- Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Đặc điểm của người giám hộ
Người giám hộ là người đại diện Theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ
Chủ thể quan hệ giám hộ
- Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ đếu mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó ( có yêu cầu của cha mẹ trong trường hợp này )
- Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình ( phải có quyết định của Tòa án về bệnh lý – giám định của cơ quan có thẩm quyền )
- Người giám hộ có thể là:
Cá nhân : cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác) Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hội
Nguyên tắc của việc giám hộ
- Một người có thể giám hộ cho nhiều người
- Một người chỉ có thể được một người giám hộ -> Tăng trách nhiệm giám hộ của người giám hộ, làm cho nghĩa vụ giám hộ được xác định rõ ràng, phân định
- Quyền định đoạt của người giám hộ đối với tài sản là nhà đất
>>>Xem thêm: Quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên
Quyền định đoạt của người giám hộ đối với tài sản là nhà đất
Quy định về người giám hộ
Theo quy định tại điều 55, 56 và 57 BLDS 2015 thì người giám hộ đối với những người chưa đủ mười lăm tuổi, từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi và những người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi đều có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ.
Người được giám hộ là người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự Đối với trường hợp trên, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Ở đây, nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ là được giải thích là những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của người được giám hộ. Bên cạnh các quyền định đoạt tài sản của người giám hộ được cho phép nêu trên thì vẫn có một số hạn chế trong một số quyền định đoạt tài sản , cụ thể là đối với nhà đất, chúng ta sẽ được làm rõ hơn ở phần tiếp theo
Người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi nêu trên đối với trường hợp người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự.
>>>Xem thêm: Luật Thừa Kế Đất Đai Có Di Chúc
Hạn chế quyền của người giám hộ khi định đoạt tài sản nhà đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 BLDS 2015 về việc quản lý tài sản của người được giám hộ, quyền của người giám hộ khi định đoạt tài sản nhà đất bị hạn chế như sau:
- Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn, cụ thể là nhà đất của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
- Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, tức là không hợp pháp và bị hủy bỏ, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký giám hộ
Thông tin liên hệ Luật sư
Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật
Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:
- Hỗ trợ pháp luật qua EMAIL: chuyentuvanluat@gmail.com
- Hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87
- Tư vấn luật hình sự online qua ZALO: Công Ty Luật Long Phan
- Hỗ trợ tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến FACEBOOK: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
- Hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật hình sự trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
- Văn phòng quận 1: Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Văn Phòng kho: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh,TP. HCM
Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Quyền định đoạt của người giám hộ đối với tài sản là nhà đất. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!