Luật Dân sự

Quy định về hiệu lực hồi tố của hợp đồng

Quy định về hiệu lực hồi tố của hợp đồng như thế nào? Là vấn đề được các bên trong hợp đồng quan tâm đã và đang giao kết hợp đồng. Bởi lẽ hiệu lực hồi tố của ý nghĩa quan trọng đối với hợp đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hồi tố là gì? Các trường hợp áp dụngkhông áp dụng hiệu lực hồi tố. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quy định về hiệu lực hồi tố của hợp đồng.

Hồi tố của hợp đồng

Hồi tố

Hồi tố là một dạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đối với hành vi, giao dịch đã được xác lập, thực hiện trước khi văn bản pháp quy phạm pháp luật đó có hiệu lực pháp luật.

Quy định pháp luật về hồi tố

Các trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố

Các trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố

 

Căn cứ Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định, hiệu lực hồi tố được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Như vậy đối với các vụ việc liên quan đến hợp đồng nhưng phù hợp với một trong các trường hợp trên, sẽ áp dụng hiệu lực hồi tố.

Các trường hợp không áp dụng hiệu lực hồi tố

Căn cứ Khoản 2, Điều 152, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định các trường hợp không áp dụng hiệu lực hồi tố bao gồm:

  • Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
  • Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 152 Luật này cũng quy định Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

Ví dụ về trường hợp hồi tố

Trên thực tế có nhiều vụ việc liên quan đến hồi tố dân sự.

Có thể lấy ví dụ sau đây: Năm 2015 A và B tiến hàng giao kết hợp đồng mua bán tài sản. Theo thỏa thuận A sẽ đặt cọc một số tiền trước cho B, và đến ngày giao hàng A sẽ thanh toán phần giá trị còn lại của tài sản. Tuy nhiên đến ngày giao tài sản, B nhận thấy tài sản đã bị hư hỏng nên không giao cho A được tài sản đó và thay bằng tài sản khác. A không chịu và yêu cầu B giao lại số tiền đặt cọc đồng thời muốn hủy hợp đồng. B không chịu trả lại tiền cọc.

Hai bên tranh chấp và A đã khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền. Tòa án tiến hành tiếp nhận và thụ lý đơn của A vào ngày 25/6/2017 và ngày 10/7/2017 mới tiến hành giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Như vậy trong trường hợp này, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ được áp dụng.

Trên đây là bài viết liên quan đến quy định hiệu lực hồi tố của hợp đồng. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc về vấn đề trên chưa rõ hoặc cần tư vấn Luật Dân sự. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.71 (21 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết