Luật Dân sự

Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự

Nội quy phiên tòa là những quy định về nguyên tắc xử sự của các chủ thể tại phiên tòa, có tính chất bắt buộc với các chủ thể phải tuân theo khi tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho việc xét xử được trang nghiêm. Vậy Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự được quy định như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý cần thiết mời quý bạn đọc theo dõi: Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự

Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự

Nội quy phiên tòa dân sự

Nhằm bảo đảm cho việc xét xử được trang nghiêm, bảo đảm an toàn cho những người tham gia phiên tòa; tạo điều kiện cho việc xét xử, theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nội quy phiên tòa dân sự gồm:

  1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
  2. Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
  3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
  4. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.
  5. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
  6. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
  7. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
  8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa.
  9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
  10. Đặc biệt, đối với Nhà báo khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa thì phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

Nghĩa vụ tuân thủ của đương sự

Nguyên đơn

Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân dân sự năm 2015 thì nguyên đơn cũng được pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ riêng quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Cụ thể, nguyên đơn có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Bị đơn

  1. Bên cạnh, quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bị đơn được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
  2. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
  3. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
  4. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
  5. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Như vậy, theo quy định này thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc đưa ra yêu cầu này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Bị đơn

Bị đơn

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

  1. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân dân sự 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này hoặc nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.
  2. Quy định trên thể hiện trong một số trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng có quyền lợi hay nghĩa vụ như của nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn, bị đơn là chủ thể đặc biệt được pháp luật ghi nhận có quyền, nghĩa vụ đặc trưng so với những chủ thể tham gia tố tụng tụng khác.
  3. Do vậy, chỉ nguyên đơn, bị đơn có quyền và thực hiện các nghĩa vụ nhất định khi tham gia tố tụng. Còn việc người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn thì chỉ liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ nhất định trong vụ án dân sự.

>>>Xem thêm: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Chế tài xử lý khi đương sự không tuân thủ nội quy phiên tòa

  • Căn cứ theo Điều 491 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chế tài xử lý khi đương sự không tuân thủ nội quy phiên tòa; do đó, việc xử lý hành vi vi phạm phiên tòa sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm, thái độ của người có hành vi vi phạm để quyết định xử lý, có thể là cảnh cáo, nhắc nhở, buộc rời khỏi phiên tòa, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.
  • Khi nhắc nhở, cảnh cáo đương sự không tuân thủ nội quy phiên tòa thường áp dụng đối với hành vi có lỗi vô ý cũng như mức độ vi phạm nhỏ, không gây quá nhiều ảnh hưởng. Chủ tọa phiên tòa sẽ yêu cầu đương sự không tuân thủ nội quy phiên tòa cam kết không được vi phạm và họ sẽ được tiếp tục tham gia phiên tòa.
  • Đối với những trường hợp cần buộc đương sự có hành vi không tuân thủ ra khỏi phiên tòa, thì cán bộ thuộc Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa có trách nhiệm yêu cầu đương sự đó buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên tòa theo quyết định xử lý của chủ tọa phiên tòa.

>>>Xem thêm: Khi nào được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự?

Quyền khiếu nại, tố cáo của đương sự khi chủ tọa không tuân thủ nội quy phiên tòa

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi nhận thấy quyết định mà Tòa ban hành không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 500 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khiếu nại có quyền:

  • Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
  • Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
  • Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

Căn cứ Theo Điều 271 Bộ luật dân sự 2015, Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm được quy định tại điều này. Quyền khiếu nại, tố cáo của đương sự khi chủ tọa không tuân thủ nội quy phiên tòa

Quyền khiếu nại, tố cáo của đương sự khi chủ tọa không tuân thủ nội quy phiên tòa

>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự

 

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được hỗ trợ pháp lý. Xin cảm ơn!

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết