Luật Dân sự

Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong vụ án dân sự

Sau phiên tòa sơ thẩm, nếu đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện không đồng ý với bản án đã tuyên thì có quyền kháng cáo. Bài viết dưới đây với chủ đề những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong vụ án dân sự sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về yêu cầu kháng cáo, căn cứ kháng cáo và cơ sở pháp lý cho nội dung kháng cáo, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm dân sự

Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm dân sự

Xác định yêu cầu kháng cáo

Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015), đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm. Chủ thể có quyền kháng cáo có thể kháng cáo để yêu cầu:

  • Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Xác định căn cứ kháng cáo

Thứ nhất, đối với yêu cầu sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 309 BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm dựa trên một trong các căn cứ sau:

  • Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII của BLTTDS.
  • Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

Thứ hai, đối với yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 310 BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm dựa trên một trong các căn cứ sau:

  • Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của BLTTDS hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
  • Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Mẫu đơn kháng cáo

Xác định cơ sở pháp lý cho nội dung kháng cáo

Yêu cầu sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm 

  • Trường hợp căn cứ vào việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định

Nếu việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII BLTTDS 2015 thì đây là một cơ sở pháp lý cho yêu cầu sửa bản án sơ thẩm. 

Việc thu thập chứng cứ và chứng minh phải được thực hiện đầy đủ và đúng quy định tại các Điều từ 91 đến 110 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, cũng có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92 BLTTDS 2015. Khi giải quyết vụ án Tòa án cần phải xem xét, nhận định đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

  • Trường hợp căn cứ vào việc chưa thực hiện đầy đủ việc thu thập chứng cứ và chứng minh ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ

Nếu việc thu thập chứng cứ và chứng minh ở cấp sơ thẩm chưa được thực hiện đầy đủ và đã được bổ sung đầy đủ tại phiên tòa phúc thẩm thì đây là một cơ sở pháp lý để yêu cầu sửa bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 96 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán phiên tòa phúc thẩm cần yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. 

Yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại

  • Trường hợp căn cứ vào việc thu thập chứng cứ và chứng minh không đúng quy định hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được

Trong trường hợp không thể xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ ngay tại phiên tòa phúc thẩm thì theo điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải quyết định tạm ngừng phiên tòa để thu thập chứng cứ và chứng minh bổ sung. 

Nếu không thể thực hiện được việc thu thập chứng cứ đó ngay tại phiên tòa phúc thẩm thì theo điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. 

  • Trường hợp căn cứ vào việc thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Thành phần Hội đồng xét xử vụ án dân sự phải tuân thủ quy định tại Điều 63 BLTTDS 2015, cụ thể bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn chỉ do một Thẩm phán tiến hành. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Ngoài ra, nếu vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng là cơ sở để yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. 

Dịch vụ luật sư tố tụng

Tại Tòa án

  • Nộp đơn kháng cáo hoặc các loại văn bản pháp lý khác theo quy trình tố tụng;
  • Nộp các loại chi phí tố tụng theo luật định;
  • Xuất trình những chứng cứ, tài liệu phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Sao chụp chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án;
  • Tham gia các phiên làm việc theo văn bản triệu tập của Tòa án;
  • Tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại phiên xét xử;
  • Hỗ trợ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu cần thiết…

Ngoài Tòa án

  • Nghiên cứu và phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp, từ đó vạch ra phương án tối ưu để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
  • Xác định căn cứ kháng cáo chuẩn xác;
  • Tư vấn về các trình tự, thủ tục kháng cáo;
  • Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu;
  • Trợ giúp đương sự soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cơ quan chức năng;
  • Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án tại chi cục, cục THADS;
  • Đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự…

Dịch vụ luật sư tố tụng

Dịch vụ luật sư tố tụng

Như vậy, kháng cáo là quyền đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Người có quyền kháng cáo có quyền yêu cầu sửa hoặc hủy bản án, quyết định và căn cứ vào những vi phạm của Tòa án. Bên cạnh đó, việc xem xét cơ sở pháp lý cho nội dung kháng cáo một cách phù hợp và chính xác cũng cần được lưu ý.

Trên đây là tư vấn về Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong vụ án dân sự. Quý bạn đọc cần hỗ trợ gửi yêu cầu tư vấn hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

 

 

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết