Luật Dân sự

Những căn cứ để kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm phải thực hiện dựa trên những căn cứ xác đáng về cả nội dung và hình thức. Đây không phải là công việc dễ dàng, kể cả với những có hiểu biết tương đối về pháp luật. Phải làm sao khi phiên tòa sơ thẩm không đưa ra phán quyết như kỳ vọng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được phần nào câu trả lời.

Đương sự dựa vào cơ sở nào để kháng cáo?
Đương sự dựa vào cơ sở nào để kháng cáo?

Quy định của pháp luật về kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo bản án của Tòa án cấp sở thẩm là 15 ngày kể từ một trong các thời điểm:

  • Ngày tuyên án đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa;
  • Ngày đương sự nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết nếu họ không có mặt tại phiên tòa vì lý do chính đáng.

Căn cứ kháng cáo

Căn cứ theo quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015 thì đơn kháng cáo phải nêu rõ kháng cáo một phần hay toàn bộ bản án, lý do và yêu cầu của người kháng cáo. Một số căn cứ để kháng cáo có thể nêu ra là:

  • Áp dụng sai điều luật hoặc tinh thần của điều luật;
  • Tòa án giải quyết vụ án không đúng thẩm quyền;
  • Xác định không chính xác quan hệ tranh chấp;
  • Xác định chưa đúng, chưa đủ tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác định chưa đúng về nghĩa vụ đóng án phí;
  • Có sự thiếu sót trong việc đưa người có quyền và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng…
Luật sư giúp gì cho thân chủ khi kháng cáo?
Luật sư giúp gì cho thân chủ khi kháng cáo?

Luật sư hỗ trợ khách hàng kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Tại Tòa án

  • Nộp đơn kháng cáo hoặc các loại văn bản pháp lý khác theo quy trình tố tụng;
  • Nộp các loại chi phí tố tụng theo luật định;
  • Xuất trình những chứng cứ, tài liệu phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Sao chụp chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án;
  • Tham gia các phiên làm việc theo văn bản triệu tập của Tòa án;
  • Tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại phiên xét xử;
  • Hỗ trợ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ…

Ngoài Tòa án

  • Nghiên cứu và phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp, từ đó vạch ra phương án tối ưu để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
  • Xác định căn cứ kháng cáo chuẩn xác;
  • Tư vấn về các trình tự, thủ tục kháng cáo;
  • Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu;
  • Trợ giúp đương sự soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cơ quan chức năng;
  • Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án tại chi cục, cục THADS;
  • Đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự…
Có thể chuyển bại thành thắng nếu nhờ Luật sư hỗ trợ kháng cáo?
Có thể chuyển bại thành thắng nếu nhờ Luật sư hỗ trợ kháng cáo?

Chi phí thuê luật sư bảo vệ

  • Phí cố định: Được các bên thỏa thuận ngay sau khi Luật sư nghiên cứu xong hồ sơ. Nếu phát sinh tình tiết mới ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thì có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng pháp lý mới.
  • Phí kết quả: Để tăng cường tính nhanh chóng, hiệu quả có thể ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng. Khách hàng chỉ phải thanh toán sau khi nhận được kết quả đúng như mong muốn.
  • Chi phí dịch vụ không bao gồm các khoản thuế, phí mà đương sự phải nộp theo quy định của pháp luật.
  • Mọi chi phí nêu trên đã được tính toán khả năng giảm trừ để đảm bảo tối đa lợi ích quyền và lợi ích cho khách hàng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục kháng cáo của chúng tôi. Nếu quý độc giả có gặp phải khó khăn khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com. để được tư vấn. Xin cảm ơn/.

4.5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết