Luật Thừa Kế

Người Việt Nam có được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài không?

Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm của khá nhiều người. Đặc biệt với câu hỏi Người Việt Nam có được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài hay không?  Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này đến quý độc giả.

Người Việt Nam có được hưởng di sản thừa kế ở nước ngoài?

Các trường hợp người Việt Nam hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài

Người Việt Nam có thể được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài). Do đó, trường hợp người Việt Nam hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài được hiểu theo các cách sau:

  • Công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhận di sản thừa kế ở nước ngoài mà người để lại di sản là người nước ngoài.
  • Công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhận di sản thừa kế ở nước ngoài mà người để lại di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận di sản thừa kế ở nước ngoài mà người để lại di sản là người nước ngoài.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận di sản thừa kế ở nước ngoài mà người để lại di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

Người Việt Nam có được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài không?

Về quan hệ thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta không có các quy định cấm. Trên thực tế, Nhà nước ta đang có xu hướng cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận di sản thừa kế ở nước ngoài khi có các điều kiện cụ thể.

Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) có quy định thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Riêng việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó (Điều 680 BLDS 2015). Theo đó, nếu pháp luật của nước đó có quy định cho phép người Việt Nam được hưởng di sản ở nước của họ và việc nhận tài sản không trái pháp luật Việt Nam thì người Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phần tài sản đó.

Ví dụ trong pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 159 và khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam (nhà ở nhận thừa kế phải là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ và không thuộc diện người được quyền ưu miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ở Việt Nam).

>> Xem thêm: Người nước ngoài có được đòi nhà đất của cha mẹ để lại không?

Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo luật

Về thừa kế theo luật, Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc này, để giải quyết các vấn đề thừa kế, pháp luật sẽ phân chia di sản thừa kế làm hai loại là bất động sản và động sản. Mỗi loại di sản có nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết khác nhau:

  • Đối với động sản, áp dụng luật nơi người để lại có quốc tịch hoặc có nơi cư trú cuối cùng;
  • Đối với bất động sản, áp dụng luật nơi có tài sản kể cả trong trường hợp thừa kế sẽ được xác định theo luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế.

Căn cứ vào Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, đối với di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản mặc dù động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam. Còn đối với thừa kế theo luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại.

quy định thừa kế theo pháp luật Quy định thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Tại Việt Nam, việc chọn luật áp dụng để xác định năng lực hành vi lập, hủy bỏ di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.

Như vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, nhiều quốc gia quy định di chúc có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó, cần phải tuân theo các quy định của quốc gia nơi lập di chúc về hình thức của di chúc.

>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Vấn đề chuyển giá trị di sản thừa kế về Việt Nam

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế từ nước ngoài có quyền được chuyển số tiền về Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013 và các văn bản liên quan như Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) về nước. Hoặc có thể nhờ người thân mang ngoại tệ về, tuy nhiên mức ngoại tệ tiền mặt được nhập cảnh theo quy định tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN sẽ có những hạn chế nhất định.

Theo đó, cá nhân khi nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt trên 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương phải khai báo Hải quan cửa khẩu.

Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

chuyển ngoại tệ về viêt nam

Chuyển ngoại tệ về Việt Nam

Dịch vụ luật sư hỗ trợ tư vấn quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Hiện nay, Chuyên tư vấn luật có đội ngũ Luật sư hoạt động nghề nghiệp nhiều năm với kinh nghiệm dày dặn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nhằm bảo vệ hiệu quả tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng. Cụ thể:

  • Tư vấn luật áp dụng, xác định quyền thừa kế theo quy định;
  • Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế;
  • Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia; thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Tư vấn về điều kiện hưởng, nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn trình tự các bước để nhận thừa kế từ nước ngoài;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  • Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư chúng tôi đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp một cách toàn diện. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải với đối phương. Giúp khách hàng hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể, soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền nếu có tranh chấp xảy ra và cần giải quyết bằng con đường kiện tụng;
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;….

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, TP.HCM.
  • Văn phòng tư vấn Quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch Thủ Đức: Lô thương mại TM7, tầng trệt lửng chung cư Lavita Garden, số 17 đường số 3, phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Fanpage: Chuyên Tư vấn Pháp luật
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

Người Việt Nam có thể được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia và các hiệp định quốc tế có liên quan. Quyền thừa kế di sản ở nước ngoài thường được xác định bởi các quy tắc và quy định pháp luật của quốc gia đó. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

 

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết