Luật Dân sự

Ngược đãi người thân có bị truất quyền thừa kế

Ngược đãi người thân có bị truất quyền thừa kế hay không? Trường hợp một người được hưởng phần di sản để lại nhưng lại có hành vi trái đạo đức nghiêm trọng là ngược đãi người thân thì có bị truất quyền thừa kế hay không ? Và thủ tục để truất quyền thừa kế được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bạn đọc. Cụ thể như sau:

ngược đãi người thân có bị truất quyền thừa kế

Ngược đãi người thân có bị truất quyền thừa kế?

Quy định pháp luật về hành vi ngược đãi

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã có khái quát về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau:

“Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ”.

Như vậy ngược đãi người thân là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người thực hiện hành vi này tùy vào mức độ gây hại của hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thực tế, quyền của người lập di chúc không chỉ dừng lại ở việc chuyển tài sản của mình cho ai mà còn có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là một quyền của người lập di chúc (Khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong đó truất quyền thừa kế là việc người có tài sản hủy bỏ tư cách thừa kế từ đó người thừa kế không được nhận di sản thừa kế. Nên đối với việc người thừa kế có hành vi ngược đãi người thân, người lập di chúc muốn truất quyền thừa kế có thể tự định đoạt được.

truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc

Truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc

Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định pháp luật về không được hưởng di sản

Căn cứ khoản 1 điều 621 BLDS 2015 quy định trong trường hợp người thừa kế đã có hành vi ngược đãi người thân nhưng không có di chúc thì pháp luật đã có quy phạm riêng để điều chỉnh không cho hưởng di sản:

  • Khi người thừa kế đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản bởi bản án có hiệu lực
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Khi người con mà không làm tròn nghĩa vụ nuôi dưỡng và có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng, thì sẽ bị pháp luật truất quyền thừa kế, việc truất quyền thừa kế vì vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng được áp dụng đối với trường hợp cha mẹ thừa kế của con cái (Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Lưu ý: Căn cứ khoản 2 điều 621 BLDS 2015 quy định thì những người thừa kế vẫn sẽ được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn đề nghị hủy tư cách hưởng thừa kế

Thủ tục truất quyền thừa kế (theo ý chí của người để lại di chúc)

Lập lại di chúc

Người lập di chúc có thể thực hiện việc truất quyền thừa kế thông qua việc lập lại di chúc. Theo quy định tại Điều 640 BLDS 2015 thì người lập di chúc hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc. Tuy nhiên, theo khoản 3 của quy định này thì khi di chúc mới được lập thì di chúc đã lập trước đó sẽ bị mất hiệu lực.

Điều kiện lập di chúc hợp pháp

điều kiện của di chúc hợp pháp

Điều kiện của di chúc hợp pháp

Căn cứ theo Điều 630, BLDS 2015 thì để di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Về chủ thể để lại di chúc, phải minh mẫn sáng suốt không bị đe dọa lừa dối bắt ép về việc lập di chúc.
  • Về nội dung thì di chúc phải có đủ nội dung quy định tại Điều 631 BLDS 2015 và nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội.

>>>Xem thêm: Cách Lập Di Chúc Hợp Pháp

Ngoài ra còn tùy vào chủ thể lập di chúc và hình thức thể hiện của di chúc sẽ được quy định khác nhau tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 630 BLDS 2015.

Nếu chủ thể cùng với nội dung đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 thì đó sẽ được coi là một di chúc hợp lệ và có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề ngược đãi người thân có bị truất quyền thừa kế hay không. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết