Luật Dân sự

Ngân hàng có được quyền phát mại tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm?

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng là hoạt động huy động và cho vay nên có nhiều rủi ro. Có vay thì phải có trả, tuy nhiên vì nhiều nguyên do khác nhau mà khách hàng vay đã không thể trả được nợ cho Ngân hàng. Vậy Ngân hàng có được quyền xử lý sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm? Trên thực tế không phải tài sản bảo đảm đã được thế chấp tại Ngân hàng cũng có thể xử lý được theo đúng quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

xử lý tài khoản bảo đảm

Xử lý tài sản bảo đảm

>>>Xem thêm: Ngân hàng có được thu hồi nợ trước hạn hay không?

Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tại Điều 299. Bên cạnh đó, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có hiệu lực từ 15/5/2021, các hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm để xử lý.

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Chỉ được xử lý tài sản khi có các căn cứ được quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 đó là:

  • Đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng;
  • Bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Thứ hai: Việc xử lý tài sản được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Thứ ba: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 thì có các phương thức sau:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Các phương thức khác.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật nhà ở 2014 thì việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng dự án cho một bên đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

>>>Xem thêm: Ngân Hàng Có Được Thu Giữ Tài Sản Thế Chấp Không?

ngân hàng tiến hành thu giữ xử lý tài khoản bảo đảm

Ngân hàng tiến hành thu giữ xử lý tài sản bảo đảm

Các điều kiện để Ngân hàng tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm

Điều kiện để Ngân hàng tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm là các khoản nợ trở thành nợ xấu theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 là:

  • Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017
  • Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực

Nợ xấu theo quy định của Nghị quyết này bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 của Phụ lục về xác định nợ xấu được ban hành đính kèm nghị quyết 42/2017/QH14; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.

Như vậy, khi đã xác định là nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này thì ngân hàng được quyền tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết này.

>>>Xem thêm: Khi nào ngân hàng được phát mại tài sản?

quy trình xử lý

Quy trình xử lý

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Ngân hàng phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành thu giữ đối với bất động sản.

Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:

  • Lý do xử lý tài sản;
  • Nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Mô tả tài sản;
  • Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Sau khi thu giữ được tài sản bảo đảm thì Ngân hàng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bán đấu giá hoặc các phương thức khác được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.

Bước 3: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản Để Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

Khi nào được giao cho đơn vị đấu giá?

Theo quy định tại Điều 4 Luật đấu giá tài sản 2016 thì tài sản đấu giá gồm có tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những tài sản là nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 sau khi thu hồi sẽ được giao cho đơn vị đấu giá để xử lý tài sản bảo đảm.

Khi nào phải khởi kiện yêu cầu Tòa án phát mãi tài sản bảo đảm?

Đối với khoản nợ mà không thuộc nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 thì khi Ngân hàng áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ mà bên vay không thể trả và không có bất kỳ nguồn thu nào để thu hồi số nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện đến Tòa án để phát mãi tài sản bảo đảm.

Trên đây là bài viết về vấn đề ngân hàng có được quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn những vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ và giải đáp các vấn đề.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết