Luật Dân sự

Mua hàng không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu

Mua hàng không có hóa đơn có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy vào mức độ thiệt hại. Vậy quy định của pháp luật về hóa đơn mua bán hàng hóa như thế nào? Mua hàng không có hóa đơn có được trừ vào thu nhập chịu thuế không? Những trường hợp nào không bắt buộc phải lập hóa đơn. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết để giải đáp những thắc mắc trên.

Xử lý hành vi mua hàng không có hóa đơn
Xử lý hành vi mua hàng không có hóa đơn

Quy định về hóa đơn mua bán hàng hóa

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trong đó, hóa đơn mua bán hàng hóa dùng cho các đối tượng sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Mua hàng không có hóa đơn có được trừ vào thu nhập chịu thuế không?

Hóa đơn mua bán hàng hóa
Hóa đơn mua bán hàng hóa

Theo quy định tại mục 2.4, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi phí không được trừ, Doanh nghiệp mua hàng không có hóa đơn trong các trường hợp sau phải lập bảng kê hàng hóa cũng như tập hợp chứng từ thanh toán nếu muốn khoản chi phí này đủ điều kiện ghi nhận chi phí được trừ

  • Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
  • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
  • Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)

Như vậy, doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện trên thì có thể được trừ vào thu nhập chịu thuế nếu mua hàng không có hóa đơn.

Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

  • Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
  • Hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Lưu ý: Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực đến ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020 sẽ bị thay thế bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử khi mua, bán hàng hóa.

Không có hóa đơn khi mua hàng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
  • Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Theo Công văn 3512/TCT-CS ngày 22/08/2014 của Bộ tài chính:

  • Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế.
  • Nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Theo Công văn 244/TCT-CS ngày 18/01/2013 của Bộ tài chính: Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ:

  • Trong thời hạn 12 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 200.000 đến 2.000.000 đồng
  • Trong thời hạn 12 – 24 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng .

Nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Công việc Luật sư thực hiện để giúp khách hàng hoạt động kinh doanh đúng pháp luật

Nội dung dịch vụ luật sư
Nội dung dịch vụ luật sư
  • Tư vấn, cập nhật các văn bản pháp luật quy định về hóa đơn bán hàng
  • Tư vấn về các nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử
  • Tư vấn cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ, cách suất và sử dụng hóa đơn theo quy định mới
  • Tư vấn xử lý hóa đơn đã xuất nhưng bị trả lại
  • Tư vấn xử lý hóa đơn viết thuế suất cao hơn quy định
  • Tư vấn xử lý đối với trường hợp xử dụng bất hợp pháp hóa đơn
  • Đại diện ủy quyền cho khách hàng thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ có liên quan

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc mua hàng không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu. Trường hợp quý khách có thắc mắc, hoặc muốn hiểu sâu hơn các quy định về hóa đơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư trực tiếp tư vấn, thực hiện công việc, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết