Luật Dân sự

Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?

Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự? là một trong những câu hỏi được nhiều sự quan tâm của mọi người. Các công việc chuẩn bị của Luật sư trước khi tiến hành tranh luận tại phiên Tòa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ luôn là bước quan trọng nhất để phiên Tòa diễn ra suôn sẻ. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Công việc của luật sư tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự bảo vệ thân chủ

Công việc của luật sư tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự bảo vệ thân chủ

Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị phương án giải quyết cho thân chủ tại phiên tòa

Để có thể chuẩn bị được phương án giải quyết tốt nhất cho thân chủ tại phiên Toà thì trước hết Luật sư phải thực hiện công việc nghiên cứu hồ sơ của thân chủ. Nghiên cứu hồ sơ là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa xét xử, việc nghiên cứu hồ sơ giúp cho Luật sư:

  • Thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ việc và hệ thống, sắp xếp các tài liệu, chứng cứ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho luật sư trong quá trình bảo vệ khách hàng tại phiên tòa.
  • Nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của thân chủ, trên cơ sở đó hình thành các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
  • Nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến vụ án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đồng thời phát hiện những ưu, khuyết điểm, sai phạm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước (nếu có).

>>>Xem thêm:  Dịch vụ Luật sư tư vấn email cho Doanh nghiệp

Lên bảng chi tiết các câu hỏi và kịch bản cho phần hỏi tại phiên tòa

Theo khoản 6 Điều 76 và khoản 19 Điều 70 BLTTDS 2015 thì Luật sư có quyền đưa ra câu hỏi với người khác về những vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác, được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

Những đối tượng mà Luật sư được đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết, thu thập thêm thông tin nhằm củng cố cho phần lập luận bao gồm nguyên đơn hoặc bị đơn (tuỳ theo thân chủ mà mình bảo vệ), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng hoặc người giám định (nếu có) căn cứ theo Điều 250 đến Điều 253 và Điều 257 BLTTDS 2015.

Như vậy, khi tranh tụng tại phiên Tòa, để thực hiện tốt cho phần hỏi thì Luật sư cần lập bảng hỏi, trong đó đòi hỏi Luật sư phải chuẩn bị chi tiết các câu hỏi và kịch bản có thể diễn ra trong phiên Toà xét xử. Ngoài ra, bảng chi tiết các câu hỏi không chỉ thể hiện trình độ, kinh nghiệm của luật sư mà còn thể hiện các kĩ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án. Theo đó, Luật sư cần:

  • Xây dựng chi tiết các câu hỏi một cách cẩn thận như lựa chọn đối tượng hỏi, nội dung hỏi, phương pháp hỏi, các câu hỏi phù hợp cho từng giai đoạn.
  • Các câu hỏi phải làm rõ thêm tính chất của vụ việc theo hướng bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình tại phiên tòa.
  • Đặt câu hỏi để làm rõ củng cố thêm về phần chứng cứ để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho thân chủ.

Chuẩn bị bản ý kiến pháp lý để trình bày bảo vệ thân chủ tại phiên tòa

Theo khoản 6 Điều 76 và khoản 20 Điều 70 BLTTDS 2015 thì Luật sư có quyền tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ. Do đó, để đánh giá được chứng cứ, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án, Luật sư cần phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Và việc chuẩn bị bản ý kiến pháp lý để trình bày bảo vệ cho thân chủ trong giai đoạn tranh luận là hết sức cần thiết.

Ngoài những ý kiến căn cứ trên cơ sở qui định của pháp luật tương ứng với thực tiễn của vụ án, bản ý kiến pháp lý bảo vệ tốt nhất cho thân chủ còn phải dựa trên các cơ sở: 

  • Nhận định, đánh giá, phân tích trong hồ sơ vụ án và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án tranh chấp khi nghiên cứu hồ sơ.
  • Các tài liệu đã được tổng hợp trong hồ sơ, các tài liệu, chứng cứ do thân chủ của họ cung cấp; các tài liệu, chứng cứ thu nhập được trong quá trình xét hỏi người làm chứng, nguyên đơn hoặc bị đơn, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, các tài liệu đã xuất trình với cơ quan tiến hành tố tụng mà Luật sư sẽ sử dụng và viện dẫn khi trình bày.
  • Các băng ghi âm, ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc vật chứng, ảnh và biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.

Chuẩn bị bảng ý kiến pháp lý

Chuẩn bị bảng ý kiến pháp lý

Kiểm danh mục hồ sơ, tài liệu chứng cứ để chủ động tra cứu, phân tích, diễn giải tại phiên tòa

Ngoài ra, một trong những khâu quan trọng giúp cho Luật sư có thể thuận tiện trong việc tra cứu và tìm kiếm chính xác thông tin trong khoảng thời gian ngắn nhất là chủ động soạn và kiểm danh mục hồ sơ, tài liệu chứng cứ để tra cứu, phân tích, diễn giải tại phiên tòa.

Công việc này giúp Luật sư có thể đảm bảo duy trì được tiến độ trong quá trình tìm tài liệu, chứng cứ để phân tích, phản biện một cách nhanh và chính xác nhất. Ngoài ra, giúp tránh việc thiếu sót tài liệu chứng cứ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ

Lên kịch bản cho các tình huống xảy ra tại phiên tòa

Trong quá trình xét xử vụ án tranh chấp dân sự luôn có những tình huống phát sinh xảy ra tại phiên Toà mà đòi hỏi Luật sư phải linh hoạt, nhanh nhạy để ứng phó với những thay đổi đó để không chỉ đúng quy định trình tự tố tụng mà còn phải bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ của mình. Các trường hợp có thể xảy ra như Hội đồng xét xử (HĐXX) có quyền tuyên tạm ngừng, tạm hoãn, yêu cầu đương sự làm rõ tài liệu, chứng cứ, chấp thuận việc thay đổi yêu cầu khởi kiện hoặc rút yêu cầu khởi kiện của đương sự, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và các quyết định khác theo quy định pháp luật tố tụng.

Do đó, trong quá trình bảo vệ thân chủ tại phiên Toà, ngoài việc Luật sư chuẩn bị các câu hỏi, lên kịch bản cho toàn bộ quá trình tham gia bào chữa thì Luật sư cần phải chuẩn bị cho mình các trường hợp ngoài kịch bản đã dựng sẵn có thể xảy ra. Các trường hợp có thể xảy ra tại phiên Tòa tranh luận xuất phát từ nhiều phía bao gồm Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát, phía đối thủ là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, để tránh lúng túng, bị động khi phát sinh các tình huống mới, Luật sư nên chuẩn bị kịch bản pháp lý cho nhiều tình huống mà xét thấy có thể xảy ra tại phiên Tòa.

>>>Xem thêm: Phương thức tính phí tư vấn hợp đồng của luật sư

>>Xem thêm: Ý kiến tư vấn của luật sư thường có những nội dung gì?

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thủ tục pháp lý giữ chân người lao động trong mùa Covid. Nếu như bạn cần hỗ trợ gửi yêu cầu tài liệu hoặc có nhu cầu đặt lịch gặp trực tiếp luật sư xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết