Luật Dân sự

Không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì làm sao ?

Không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì làm sao ? Là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm dạo gần đây. Quy định về thẩm quyền, thủ tục hủy phán quyết trọng tài cũng như cách giải quyết khi không đồng ý với quyết định của trọng tài được quy định cụ thể. Trong bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ trình bày những nội dung cần thiết này.

Quyết định Hội đồng Trọng tài

Quyết định của Trọng tài hủy được không?

Hủy quyết định trọng tài

Căn cứ Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
  • Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Từ quy định trên cho thấy nếu đủ căn cứ chứng minh Hội đồng Trọng tài ra phán quyết thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010  thì quyết định của trọng tài sẽ bị hủy bỏ.

Thủ tục hủy phán quyết trọng tài khi không đồng ý với quyết định của HĐTT?

Cơ quan có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài?

Căn cứ theo Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài như sau:

  • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
  • Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
  • Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy quyết định của Hội đồng Trọng tài nếu nó quy phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010.

>>>Xem thêm:  Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án hủy phán quyết của trọng tài

Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Căn cứ vào Điều 70  Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài:

Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
  • Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
  • Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:

Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;

Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.

Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

Trình tự thủ tục hủy phán quyết trọng tài

Theo Điều 71 Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì trình tự Tòa án xem xét đơn được quy định như sau:

  • Thụ lý đơn và thông báo: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Chỉ định hội đồng xem xét đơn: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu
  • Chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu: Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp, Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu để tham dự phiên họp. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp
  • Mở phiên họp xem xét đơn: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
  • Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. hoặc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.

Hậu quả pháp lý khi hủy phán quyết trọng tài

Theo Khoản 8 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 có đề cập đến hậu quả pháp lý xảy ra khi hủy bỏ phán quyết trọng tài.

Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.

Như vậy, khi phán quyết trọng tài bị hủy các bên có thể mang vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu không có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài.

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan khi hủy phán quyết trọng tài

Luật sư tư vấn về hủy phán quyết Trọng tài

  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ hủy phán quyết Trọng tài cho khách hàng.
  • Tư vấn các công việc khách hàng cần thực hiện khi thực hiện yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài.
  • Cùng khách hàng tham gia vào các công việc liên quan đến hoạt động Trọng tài

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về vấn đề Không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì làm sao ? Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết