Luật Dân sự

Luật sư tư vấn hướng xử lý tài sản thế chấp được đầu tư

Hướng xử lý tài sản thế chấp được đầu tư là điều các bên trong hợp đồng thế chấp cần biết khi xác lập hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp các bên sẽ có những phương án xử lý nào. Bài viết sau đây, Chuyên tư vấn luật sẽ gúp bạn đọc hiểu thêm quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp từ đó trả lời các vấn đề này.

Tài sản thế chấp được đầu tư

Tài sản thế chấp được đầu tư

Bên thế chấp có được đầu tư vào tài sản thế chấp không?

Quyền của bên thế chấp tài sản được quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, trong đó khoản 2 có quy định: Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

Như vậy, bên thế chấp vẫn có quyền đầu tư vào tài sản thế chấp nếu việc đầu tư này nhằm mục đích làm tăng giá trị của tài sản.

Xử lý tài sản thế chấp được đầu tư như thế nào?

Theo Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn về việc xử lý tài sản thế chấp được đầu tư như sau:

Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP làm phát sinh tài sản mới hoặc tài sản tăng thêm do đầu tư (sau đây gọi là tài sản mới phát sinh) không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì giải quyết như sau:

  • Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh, phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư;
  • Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.

Trường hợp tài sản mới phát sinh vừa tiếp tục được dùng để thế chấp vừa được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì áp dụng quy định về một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Trường hợp tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết như sau:

  • Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm;
  • Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.

Bên nhận thế chấp được thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP từ số tiền thu được trong xử lý tài sản thế chấp.

Việc xử lý tài sản bảo đảm được đầu tư thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản

Xử lý khi tài sản thế chấp được đầu tư

Xử lý khi tài sản thế chấp được đầu tư

Khi xảy ra tranh chấp về tài sản thế chấp được đầu tư, giải quyết thế nào

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

Khi giải quyết tranh chấp pháp luật không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng, tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.

Do các bên tự giải quyết nên sẽ giảm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, uy tín của các bên và không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật cho nên không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng.

Hòa giải

Hòa giải là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết tranh chấp” với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây cũng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hòa toàn dựa trên thiện chí của các bên.

So với việc lựa chọn phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp thì khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Cũng giống như phương thức thương lượng thì các cam kết, thỏa thuận từ kết quả của quá trình hòa giải không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Khởi kiện tại tòa án

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm tại Tòa án

Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản

Để hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản, Luật sư của Chuyên tư vấn luật sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Đại diện khách hàng đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp;
  • Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản;
  • Tư vấn hồ sơ và thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản;
  • Luật sư đại thay mặt để gặp gỡ, trao đổi với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn tranh chấp về tài sản thế chấp

Luật sư tư vấn tranh chấp về tài sản thế chấp

Khi thế chấp tài sản bên thế chấp vẫn có quyền đầu tư vào tài sản đã thế chấp nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản. Tuy nhiên, người có quyền đối với tài sản thế chấp này cần xem xét tính pháp lý và đảm bảo hạn chế rủi ro để đảm bản quyền lợi của mình. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900.636.387  để được các luật sư tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết