Luật Dân sự

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Bảo mật thông tin cá nhân luôn là vấn đề nóng trong xã hội. Thông tin cá nhân bị lộ có thể dẫn đến việc người khác có thể biết địa chỉ, họ tên, thông tin tài khoản ngân hàng, căn cước công dân. Đây là cơ hội để kẻ gian buôn bán các thông tin trên mạng cho các tổ chức tín dụng ”bẩn”; các công ty tín dụng này sẽ lập một tài khoản và cho vay với mức lãi suất cao. Vậy hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.

Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi đòi nợ

Việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin trong trường hợp này phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.

Do đó, khi rơi vào trường hợp này cần bình tĩnh, tìm hiểu kỹ thông tin người vay, vay khi nào, hạn mức và lãi suất bao nhiêu… Đồng thời nên trình báo đến Cơ quan công an trong trường hợp hành vi nặc danh đòi nợ có dấu hiệu hình sự.

Lưu ý:

  • Lưu tin nhắn, ghi âm các cuộc gọi làm bằng chứng.

Căn cứ khoản 1 Điều 94, khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

“Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Vì vậy, bạn cố gắng thu thập chứng cứ từ các nguồn nêu trên để đủ căn cứ khởi kiện hành vi  đòi nợ

  • Không nên đôi co, cãi vã, thách thức với họ chỉ tốn thời gian không giải quyết được gì.
  • Không cung cấp thêm thông tin của bạn cho họ biết
  • Không thỏa hiệp làm theo yêu cầu của họ.
  • Để giảm thiểu bị phiền hạ, bạn có thể dùng tính năng chặn số trên điện thoại do các nhà mạng cung cấp.

Nếu tiếp tục bị làm phiền thì hãy mang bằng chứng đến cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo để tố cáo cá nhân, đơn vị đòi nợ trái quy định. Bằng những biện pháp nghiệp vụ chuyên nghiệp, cơ quan chức năng sẽ chứng minh được bạn không phải người vay.

Tố giác về hành vi vu khống, làm nhục người khác      

Trường hợp có chứng cứ chứng minh về việc có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi cơ quan cảnh sát điều tra để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công dân có quyền tố giác, tin báo về tội phạm:

  • Theo đó, tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
  • Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác bao gồm:

  • Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Thủ tục tố cáo như sau:

  1. Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo:
  2. Tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
  3. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác của cơ quan cảnh sát điều tra tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án.
  4. Có thể  tố cáo người có hành vi làm nhục người khác tại cơ quan cảnh sát điều tra nơi tội phạm được thực hiện hoặc người đó đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này.
  5. Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác:
  6. Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại);
  7. Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính).
  8. Cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
  9. Theo dõi kết quả giải quyết tố giác:
  10. Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  11. Khi hết thời gian giải quyết tố giác theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự: Hành vi bịa đặt, lan truyền những điều xúc phạm nghiệm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến lợi ích, quyền hợp pháp của người khác bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu, phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm, hoặc cải tạo không giam giữ 2 năm.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp không khởi tố vụ án và không thỏa thuận được về dân sự

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) thì: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trong trường hợp này, người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho bị hại tổn thất do xâm phạm danh dự nhân phẩm. Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại trong trường hợp này quy định tại Điều 592 BLDS 2015 và hướng dẫn chi tiết tại mục 3, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, cơ bản gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực dân sự quý khách có thể truy cập tư vấn luật dân sự để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết