Hướng giải quyết khi hàng xóm xây nhà làm nứt tường trong thực tiễn thông thường là khởi kiện. Tuy nhiên, bài viết sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho quý bạn đọc thêm giải pháp xử lý vấn đề hàng xóm xây dựng nhà làm nứt tường. Ngoài ra, bài viết cũng bao gồm những nội dung quy định pháp luật trong xây nhà, vấn đề bồi thường và các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường. Mời quý bạn đọc tham khảo.
Xử lý trường hợp hàng xóm xây nhà làm nứt tường
Mục Lục
Một số quy định về đảm bảo an toàn công trình xây dựng lân cận
Khi hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ thì căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định điều kiện được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của các chủ thể là phải tuân thủ theo nguyên tắc:
Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
Có thể thấy, quy định pháp luật hiện nay đều có những quy định về đảm bảo an toàn công trình xây dựng lân cận. Vì vậy, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, các chủ thể cần đảm bảo không tác động bất lợi đến chất lượng của những công trình liền kề, lân cận để tránh bị xử phạt và bồi thường theo quy định.
Hàng xóm xây nhà làm nứt tường có phải bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ bồi thường thiệt hại
Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xây nhà làm nứt tường của các công trình lân cận, liền kề được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
- Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Theo đó, khi có căn cứ là việc xây dựng gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình, nhà của phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định này cũng đưa ra hai các chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm:
- Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà của, công trình xây dựng
- Người thi công (nếu có lỗi trong việc để công trình, nhà cửa gây thiệt hại)
>>>Xem thêm: Bị công trình kế bên làm hư hại nhà cửa thì được đền bù những gì?
Những trường hợp nào không phải bồi thường
Những trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định
Nội dung tại mục trước cho thấy việc xây dựng công trình nếu gây ra thiệt hại thì các chủ thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những trường hợp ngoại lệ. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xây dựng làm nứt tường theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, các chủ thể nêu trên sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
Thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng: Để được xem là sự kiện bất khả kháng thì cần đáp ứng ba điều kiện: xảy ra một cách khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Do hoàn toàn lỗi của bên bị thiệt hại: công trình lân cận, hoặc liền kề nếu xây dựng mà không tuân thủ các thông số dẫn đến thiệt hại. Thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của bên xây dựng thì bên xây dựng sẽ không phải thực hiện bồi thường.
Giải quyết khi hàng xóm xây nhà làm nứt tường như thế nào?
Khi có tranh chấp về yêu cầu hàng xóm bồi thường thiệt hại do xây nhà làm nứt tường nhà mình, các chủ thể có thể áp dụng các phương hướng giải quyết sau:
- Thương lượng: Đây là phương pháp mà hai bên sẽ cùng ngồi lại để thương lượng, đưa ra một giải pháp cân bằng lợi ích của cả hai bên, là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp. Tuy nhiên, phương pháp này có khuyết điểm là không triệt để.
Do kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng dù đã thương lượng đạt thành thống nhất nhưng một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của người thứ ba là bên trung lập là bên đứng ra với tư cách hòa giải mâu thuẫn và tôn trọng quyền quyết định của các bên. Thông thường bên trung gian là UBND xã, phường, thị trấn hoặc các cán bộ, luật sư,… người có hiểu biết về pháp luật để đảm bảo việc hòa giải đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bên có thể yêu cầu chấm dứt việc xây dựng, bồi thường thiệt hại khoản tiền tương xứng với thiệt hại đã gây ra hoặc thỏa thuận mức bồi thường phù hợp.
- Giải quyết thông qua Tòa án: Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện vụ án dân sự. Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước. Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyết định của Tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi.
Người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án buộc bên gây thiệt hại chấm dứt hành vi xây dựng, xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường dựa nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Luật sư tư vấn xử lý bồi thường do hàng xóm xây nhà làm nứt tường
Đội ngũ Luật sư dân sự uy tín
- Tư vấn hướng giải quyết phù hợp với khách hàng;
- Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện;
- Hỗ trợ thực hiện khởi kiện, giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo các đơn từ trong quá trình khởi kiện như: Bản ý kiến pháp lý, Bản tự khai, Đơn yêu cầu,…
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng.
- Hỗ trợ khách hàng thu thập các chứng cứ có lợi.
- Hướng dẫn khiếu nại khi người tiến hành tố tụng không thực hiện đúng thủ tục
- Tranh tụng tại phiên sơ thẩm và phúc thẩm với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
Trong quá trình xây dựng nhà ở, bên thi công có thể đã gây ra những tác động bất lợi đến nhà ở của mình. Để giúp khách hàng nhìn nhận đầy đủ về vấn đề pháp lý này, công ty chúng tôi đã cung cấp các giải đáp liên quan tại bài viết nhằm giúp quý khách hàng có phương hướng giải quyết khi nhà hàng xóm xây dựng gây bất lợi cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về pháp lý, xin quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ.