Hướng giải quyết của tòa án phúc thẩm như thế nào trong vụ án dân sự có kháng cáo? Khả năng chuyển bại thành thắng tại phiên tòa phúc thẩm có cao hay không là vấn đề nhận được sự quan tâm của các bên trong tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tháo gỡ phần nào vướng mắc.
Mục Lục
Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án dân sự
Trình tự giải quyết yêu cầu kháng cáo
- Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án đã ra bản án sơ thẩm.
- Nếu đơn hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
- Người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và giao biên lai lại cho Tòa án.
- Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và đã hết thời hạn kháng cáo.
- Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền thụ lý ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
- Thời hạn kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa xét xử tối đa là 05 tháng.
Bản án của HĐXX cấp phúc thẩm
Điều 308 BLTTDS 2015 quy định HĐXX phúc thẩm có quyền hạn ra một trong các phán quyết như sau:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy một phần hoặc bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án về giải quyết lại theo thủ tục tố tụng sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong phiên phúc thẩm như thế nào?
Trước khi mở phiên xét xử
- Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp, từ đó vạch ra phương án tối ưu để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
- Nộp đơn kháng cáo hoặc các loại văn bản pháp lý khác theo quy trình tố tụng;
- Nộp các loại chi phí tố tụng theo luật định;
- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu;
- Trợ giúp đương sự soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cơ quan chức năng;
- Tham gia các phiên làm việc theo văn bản triệu tập của Tòa án…
Tại phiên xét xử
Luật sư tham gia phiên tòa với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bằng phương pháp lập luận chặt chẽ, khả năng hùng biện sắc bén, Luật sư sẽ giúp bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của khách.
Khoản 4 Điều 313 BLTTDS 2015 có nêu rõ kết quả tranh tụng là một cơ sở quan trọng để đánh giá, nhận định yêu cầu kháng cáo, từ đó đưa ra phán quyết cuối cùng.
Lưu ý, căn cứ theo diễn biến thực tế của quá trình giải quyết tranh chấp và yêu cầu của thân chủ, Luật sư sẽ hỗ trợ thực hiện thủ tục thi hành án hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm nếu cần thiết.
Chi Phí thuê luật sư bảo vệ quyền lợi
- Phí cố định: Được các bên thỏa thuận ngay sau khi Luật sư nghiên cứu xong vụ việc cụ thể. Nếu phát sinh tình tiết ngoài dự kiến thì có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng pháp lý mới.
- Phí kết quả: Để đảm bảo tính hiệu quả của công việc có thể ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng. Khách hàng chỉ phải thanh toán nếu nhận được kết quả đúng như mong muốn.
- Chi phí dịch vụ không bao gồm các khoản chi phí mà đương sự phải nộp theo quy định của pháp luật.
- Mọi chi phí nêu trên đã được tính toán khả năng giảm trừ để đảm bảo tối đa lợi ích quyền và lợi ích cho khách hàng.
Trên đây là nội dung hướng dẫn về thủ tục tố tụng của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc cần hỗ trợ để bảo về quyền lợi chính đáng của mình vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư tranh tụng qua hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com. để được trợ giúp ban đầu . Xin cảm ơn.