Luật Dân sự

Hoa lợi thu được từ tài sản tranh chấp và hướng xử lí

Ngày nay, việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi phát sinh từ tài sản tranh chấp là một trong những tranh chấp phố biến thuộc các tranh chấp dân sự về quyền sở hữu. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn mong muốn trợ giúp cho khách hàng về hướng giải quyết hoa lợi thu được từ tài sản tranh chấp và hướng xử lí.

hoa lợi

Hoa lợi

Những giá trị được xác định là hoa lợi từ tài sản tranh chấp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định về hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: Gia súc (con con) được sinh ra từ mẹ chúng.

Hiện nay, theo pháp luật Dân sự hiện hành, các giá trị được xác định là hoa lợi từ tài sản tranh chấp bao gồm:

  • Hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian gia cầm bị thất lạc;
  • Hoa lợi do gia súc sinh ra trong thời gian gia súc bị thất lạc;
  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản không có căn cứ pháp luật;
  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản trong thời gian đặt cọc;
  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản cầm cố;
  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản thế chấp;
  • Hoa lợi phát sinh từ hợp đồng thuê khoán (gia súc thuê khoán);
  • Hoa lợi thu được từ tài sản gửi giữ;
  • Hoa lợi kèm theo hiện vật trong trường hợp phân chia di sản theo di chúc.

>>>Xem thêm:  Thủ tục kiện đòi tài sản bị chiếm đoạt trái phép

Khi hoa lợi là đối tượng liên quan đến tranh chấp tài sản

Nếu có tranh chấp về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc theo quy định tại Điều 231 BLDS 2015 thì: Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc. Nếu chủ sở hữu được nhận lại gia súc thì trong thời gian nuôi giữ, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra.

Quy định về việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc có một vài điểm khác như sau: Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm. Nếu chủ sở hữu được nhận lại gia cầm thì người bắt được gia cầm lúc này vẫn được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra theo quy định tại Điều 232 BLDS 2015.

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi theo quy định tại Điều 659 BLDS 2015.

Đối tượng tranh chấp là hoa lợi

Đối tượng tranh chấp là hoa lợi

>>>Xem thêm:  Có phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức khi hợp đồng vô hiệu

Khi hoa lợi là đối tượng tranh chấp chính

Theo quy định tại Điều 224 BLDS 2015 thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi đó.

  • Trong trường hợp cây là mốc giới chung đối với bất động sản liền kề mà hoa lợi thu được từ cây là đối tượng tranh chấp chính thì hoa lợi này được chia đều trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 176 BLDS 2015).
  • Trong trường hợp trả lại tài sản cầm cố, khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo đúng quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên thì hoa lợi thu được từ tài sản cầm cố cũng phải được trả cho bên cầm cố (Điều 316 BLDS 2015).
  • Trường hợp có tranh chấp về hoa lợi thu được từ tài sản thế chấp thì bên thế chấp có quyền hưởng hoa lợi từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận của hai bên (Điều 321 BLDS 2015).
  • Nếu có tranh chấp phát sinh về quyền sở hữu hoa lợi trong thời hạn thuê khoán gia súc thì bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra trong thời hạn thuê khoán (Điều 491 BLDS 2015).
  • Đối với trường hợp gửi giữ tài sản nếu có phát sinh hoa lợi từ tài sản gửi giữ thì khi kết thúc hợp đồng gửi giữ bên giữ không những phải trả lại chính tài sản đã nhận mà còn phải trả lại cả hoa lợi nếu có.

bảo vệ đêm thứ ba

Bảo vệ bên thứ ba

Khi hoa lợi thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba

Theo quy định của pháp luật hiện hành khi giao dịch dân sự vô hiệu, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi không phải hoàn trả lại hoa lợi đó (Khoản 3 Điều 131 BLDS 2015).

Căn cứ theo Điều 184 BLDS 2015 quy định suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Tuy nhiên vẫn có một và trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình hoặc ngay tình vẫn phải hoàn trả lại hoa lợi. Cụ thể:

“Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức

  1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

>>>Xem thêm:  Cơ chế bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch nhà đất

Trên đây là bài viết về Hoa lợi thu được từ tài sản tranh chấp được giải quyết như thế nào? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về vấn đề này hoặc cần trợ giúp về luật dân sự  một cách chi tiết và kịp thời nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư dân sự qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết