Hàng thừa kế được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự. Người thuộc hàng thừa kế được quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản do người chết để lại. Con nhận thừa kế của cha mẹ theo quan hệ huyết thông, không phân biệt con riêng hay con chung. Điều kiện, thủ tục để con riêng khởi kiện thừa kế sẽ được Chuyên tư vấn luật trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
Con riêng có thuộc hàng thừa kế không
Mục Lục
Quy định pháp luật về thừa kế
Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc có 2 hình thức như:
- Di chúc bằng văn bản
- Di chúc bằng miệng.
Để di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Chủ thể lập di chúc (Điều 625 BLDS 2015):
- Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Nội dung di chúc, theo điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
>> Xem thêm: Nội dung di chúc có thể thay đổi được không
Về điều kiện hình thức của di chúc đã được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015
Đối với di chúc lập bằng văn bản theo điều 628 BLDS 2015 bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Đối với di chúc lập bằng miệng theo điều 629 BLDS 2015: Việc lập di chúc bằng miệng đối với trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập bằng di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
>> Xem thêm: Di chúc lập bằng miệng không có hiệu lực khi nào
Thừa kế theo pháp luật
Điều kiện thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện mà pháp luật quy định tại điều 649 BLDS 2015.
Theo điều 650 BLDS 2015, các trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chúc được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
>> Xem thêm: Người nào được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào di chúc
Con riêng, con ngoài giá thú có được chia thừa kế không
Điều kiện con riêng nhận thừa kế
Con riêng, con ngoài giá thú được chia thừa kế nếu thuộc các trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Có tên trong di chúc do người chết để lại và không thuộc vào các trường hợp Người không được quyền hưởng di sản tại điều 621 BLDS 2015. Tuy nhiên, di chúc phải được công nhận là di chúc hợp pháp.
- Trường hợp thứ hai: Người mất không để lại di chúc thì được chia theo quy định của pháp luật. Trong quy định tại khoản 1 điều 651 BLDS 2015, người thừa kế theo pháp luật quy định thứ tự hàng thừa kế không nhắc đến từ con riêng, con ngoài giá thú. Vì thế để con riêng, con ngoài giá thú được chia thừa kế theo pháp luật thì phải chứng minh được là con ruột, con nuôi với người đã chết và không thuộc vào các trường hợp tại điều 621 BLDS 2015 thì được hưởng quyền thừa kế.
Thủ tục khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ vào khoản 7 Điều 26, BLTTDS 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo cơ sở pháp lý: Điều 26, Điều 35, Điều 37, Điều 39, Điều 40 BLTTDS 2025 thì:
- Thẩm quyền giải quyết cấp huyện:Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
- Thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ khởi kiện
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thành phần hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo:
- Đơn khởi kiện ( Nội dung và hình thức của đơn khởi kiện phải tuân theo quy định tại khoản 4, điều 189 BLTTDS 2015. Mẫu đơn khởi kiện là mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);
- Kèm theo Đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo khoản 5, Điều 189, BLTTDS 2015:
- Căn cước công dân;
- Giấy khai sinh;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (nếu có);
- Ngoài ra còn các giấy tờ như: di chúc, giấy tờ giao dịch dân sự có liên quan (nếu có),…;
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án (Điều 190 BLTTDS 2015)
- Nộp đơn trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo dịch vụ bưu chính;
- Gửi bằng hình thức trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia (nếu có).
Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn và xem xét đơn khởi kiện (Điều 191 BLTTDS 2015);
Bước 3: Thụ lý vụ án (Điều 195 BLTTDS 2015): Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết để tiến hành thụ lý vụ án. Trường hợp xét thấy trường hợp thuộc thẩm quyền của mình Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để nộp án phí.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
- Thời hạn chuẩn bị xử lý vụ án là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
- Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện chia thừa kế
- Dịch vụ tư vấn thủ tục khởi kiện chia thừa kế
- Tư vấn về chia thừa kế
- Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện chia thừa kế
- Tư vấn về chia thừa kế theo pháp luật
- Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
- Cử đại diện ủy quyền để tham gia tố tụng thay cho đương sự
- Tư vấn và thu thập hồ sơ tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập
Chúng tôi luôn sẵn sàng trong việc hỗ trợ, tư vấn về thủ tục khởi kiện chia thừa kế. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong nghề là nơi sẽ giải đáp các thắc mắc, giải quyết các vấn đề khó khăn trong thủ tục khởi kiện chia thừa kế. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Liên hệ hotline: 1900.636387 để được hỗ trợ sớm nhất! Xin cảm ơn!