Luật Dân sự

Di chúc lập trong bệnh viện có hiệu lực không?

Di chúc lập trong bệnh viện có hiệu lực không? Là trường hợp chủ thể lập di chúc đang nằm trong bệnh viện thì có được xem là hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự hay không? Sau đây nhằm tạo điều kiện để quý khách hàng nắm bắt được đúng quy định pháp luật về trường hợp này như thế nào thì chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau.

Di chúc lập trong bệnh việnDi chúc lập trong bệnh viện

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự

Chủ thể lập di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 chủ thể có quyền lập di chúc là:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Do di chúc thể hiện ý chí độc lập của người lập nhằm định đoạt tài sản của mình, chỉ chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản. Nên pháp luật cho phép  chủ thể tham gia xác lập, thực hiện các quan hệ pháp luật dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và pháp luật chỉ ngăn chặn mọi hành vi ngăn cản, cưỡng ép,…

>>>Xem thêm: Điều kiện di chúc để lại bằng giấy tay có hiệu lực

Hình thức của di chúc

Di chúc có thể được lập dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Cụ thể theo quy định tại Điều 630 BLDS 2015.

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc được pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS 2015:

  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Nội dung này được quy định chi tiết tại  Điều 631 BLDS 2015:

  • Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
  • Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

Mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực

Căn cứ khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 thì di chúc có hiệu lực từ khi: Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Và căn cứ khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Thời điểm mở thừa kế rất quan trọng, từ thời điểm đó quyền và nghĩa vụ của người chết sẽ để lại cho những người thừa kế  và cũng là căn cứ để di chúc phát sinh hiệu lực.

>>> Xem thêm: Di chúc có hiệu lực khi nào?

Hiệu lực pháp luật đối với trường hợp di chúc lập trong bệnh viện

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 638 BLDS 2015 về Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực thì  Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

Theo như quy định trên thì để di chúc có hiệu lực trong trường hợp di chúc lập trong bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, di chúc phải có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó nghĩa là bản di chúc phải có chữ ký xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở thì mới có giá trị như di chúc công chứng, chứng thực.

Thứ hai, di chúc phải được lập bằng văn bản phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở phần trên về: chủ thể lập di chúc, hình thức của di chúc và nội dung của di chúc.

>>>Xem thêm: Thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng

Hiệu lực pháp luậtHiệu lực pháp luật của di chúc

Luật sư tư vấn giải quyết đối với vấn đề lập di chúc trong bệnh viện 

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo quy định;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế;
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến yêu cầu thừa kế, tranh chấp thừa kế.

Di chúc được lập trong bệnh viện vẫn có hiệu lực pháp luật nếu như đáp ứng các điều kiện về hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự và phải có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở. Nếu như quý khách hàng còn cảm thấy thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi với số holine  1900.63.63.87 hoặc liên hệ Tư vấn luật thừa kế hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để có thể hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết