Luật Dân sự

Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại là một hoạt động của cơ quan thi hành án bắt buộc pháp nhân thương mại phải thi hành quyết định, bản án của tòa án. Với nội dung giải đáp các thắc mắc về cưỡng chế thi hành án, thủ tục thực hiện về thi hành án dân sựthi hành án hình sự. Nhằm mục đích cung cấp các kiến thức pháp lý hữu ích, công ty chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Cưỡng chế thi hành án

Cưỡng chế thi hành án

Khi nào thực hiện cưỡng chế thi hành án?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành quyết định, bản án.

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) quy định:

Hết thời hạn quy định, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Thời hạn thi hành án theo khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Ngoài ra, đối với chủ thể là pháp nhân thương mại thì còn phải căn cứ theo khoản 1 Điều 163 Luật Thi hành án Hình sự 2019, theo đó:

Pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, có thể hiển rằng, khi các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong quyết định, bản án thì sẽ bị chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như thế nào?

Cưỡng chế thi hành án dân sự

Cưỡng chế thi hành quyết định, bản án của Tòa án

Cưỡng chế thi hành quyết định, bản án của Tòa án

Theo Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ được thực hiện khi hết thời hạn thi hành án mà chủ thể không thi hành án. Trình tự thực hiện việc thi hành án dân sự thông thường sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án: Sau 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành thi hành án sẽ bị cưỡng chế.

Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế trong trường hợp cần huy động lực lượng.

Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế.

Bước 3:Tiến hành cưỡng chế

Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.

CSPL: Điều 45, Điều 46, Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

>>>Xem thêm: Trình tự thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thi hành án hình sự theo hướng dẫn của nghị định

Cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại được hướng dẫn tại Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, cụ thể quy định tại Điều 4 như sau:

Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:

  • Phong tỏa tài khoản.
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
  • Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Ngoài ra, tại Điều 3 của Nghị định này cũng quy định, việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.

Việc cưỡng chế thi hành án hình sự được thực hiện theo thủ tục nhau sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong những căn cứ để cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Bước 2: Cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế.

Bước 3: Cơ quan thi hành án gửi quyết định cưỡng chế thi hành án cho pháp nhân thương mại và triệu tập, thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế

Bước 3: Thực hiện cưỡng chế

CSPL: Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

>>>Xem thêm: Thân chủ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trái quy định luật sư xử lý thế nào?

Tạm dừng việc cưỡng chế thi hành án trong trường hợp nào?

Hiện nay không có quy định cụ thể về việc tạm dừng việc cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, có quy định về hoãn thi hành án dân sự.

Cụ thể, đối với thi hành án dân sự thì việc tạm hoãn việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại sẽ được thực hiện khi có những điều kiện sau:

  • Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
  • Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
  • Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
  • Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định; tài sản được kê biên theo quy định nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự
  • Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;
  • Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
  • Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án.

Ngoài ra, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự là người có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án.

Đối với việc thi hành án hình sự, hiện nay không có quy định về hoãn thi hành án hình sự, pháp nhân thương mại phải thi hành án hình sự đúng theo thời gian mà pháp luật quy định.

Luật sư tư vấn về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Tư vấn luật chuyên nghiệp, hiệu quả

Tư vấn luật chuyên nghiệp, hiệu quả

  • Tư vấn các vấn đề về thi hành án và cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ xin hoãn thi hành án
  • Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Bài viết có nội dung tư vấn các quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm việc cưỡng chế được thi hành khi nào, các biện pháp cưỡng chế, quy trình thực hiện cưỡng chế và điều kiện tạm hoãn thi hành án. Quý khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc về nội dung bài viết hoặc muốn tư vấn pháp luật bởi đội ngũ tư vấn Luật sư Dân sự hoặc Luật sư Hình sự về các nội dung cụ thể, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết