Công chứng bị sai sót thì công chứng viên có phải bồi thường thiệt hại hay không là một câu hỏi pháp lý mà chúng tôi đã nhận được từ nhiều bạn đọc. Để giải đáp các quy định về công chứng, vấn đề bồi thường, xử phạt công chứng viên công chứng sai, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc quan tâm bài viết sau đây. Nội dung bài sẽ cung cấp các giải đáp pháp lý hữu ích xoay quanh các vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng sai.
Công chứng sai có phải bồi thường không?
Mục Lục
Quy định về công chứng theo Luật Công chứng 2014
Khái niệm
Thuật ngữ công chứng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo đó, việc công chứng phải được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền là công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng. Việc công chứng phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc như: tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội.
Chủ thể có thẩm quyền công chứng
Như đã đề cập tại mục trước, việc công chứng sẽ được thực hiện bởi công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng viên được định nghĩa như sau:
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Đối với tổ chức hành nghề công chứng, tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 cũng quy định là:
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Từ đây, có thể hiểu thẩm quyền công chứng sẽ thuộc về công chứng viên, người được bổ nhiệm để hành nghề công chứng theo quy định và trực thuộc một tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Công chứng bị sai sót thì công chứng viên có phải bồi thường không?
Trong quá trình hành nghề, nếu công chứng viên công chứng bị sai sót thì căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014 có quy định về Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
- Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, tại quy định này cho thấy, chủ thể trực tiếp bồi thường thiệt hại sẽ là Tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên tuy không trực tiếp bồi thường thiệt hại nhưng vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường. Tuy nhiên căn cứ theo quy định thì đây là “một khoản tiền” mà không phải là toàn bộ số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải chi trả.
Xử lý công chứng viên trường hợp công chứng bị sai sót
Công chứng sai bị xử lý như thế nào?
Việc công chứng viên công chứng sai thì cần phải xác định các sai sót đó là sai sót gì. Đồng thời, tùy vào mức độ và tính chất của việc sai sót, công chứng viên sẽ bị xử lý vi phạm theo Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể, mức xử phạt đối với một số hành vi như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không đánh số thứ tự từng trang đối với văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề;
- Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;
- Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
- Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.
- …
Mức phạt tiền cao nhất đối với công chứng viên sai sót khi thực hiện công chứng có thể lên tới 35.0000.000 đồng. Ngoài ra, cũng tại quy định trên, công chứng viên vi phạm những trường hợp sau đây thì có thể bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng:
- Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các chủ thể của hợp đồng, giao dịch;
- Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng, giao dịch;
- Chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng khi văn phòng công chứng hoạt động chưa đủ 02 năm.
Các hình thức xử phạt bổ sung đối với công chứng viên vi phạm sẽ bao gồm:
- Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này;
- Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều này;
- Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, công chứng viên còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Bị kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều này;
- Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này.
Luật sư hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
Dịch vụ luật sư khởi kiện trọn gói
- Tư vấn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
- Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện;
- Hỗ trợ thực hiện khởi kiện, giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo các đơn từ trong quá trình khởi kiện như: Bản ý kiến pháp lý, Bản tự khai, Đơn yêu cầu,…
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng.
- Hỗ trợ khách hàng thu thập các chứng cứ có lợi.
- Hướng dẫn khiếu nại khi người tiến hành tố tụng không thực hiện đúng thủ tục
- Tranh tụng tại phiên sơ thẩm và phúc thẩm với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
Vấn đề công chứng viên công chứng sai sót trong thực tiễn không phải một vấn đề hiếm gặp. Để giúp khách hàng nhìn nhận đầy đủ về vấn đề pháp lý này, công ty chúng tôi đã cung cấp các giải đáp liên quan tại bài viết về bồi thường thiệt hại do công chứng sai sót gây ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc về pháp lý, xin quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ.