Luật Dân sự

Có thể thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng không?

Có thể thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng không? có lẽ là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vay tiền tại ngân hàng, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân THẾ CHẤP tài sản. Vậy một “tài sản” có được sử dụng để thế chấp cho nhiều ngân hàng không? Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

 

biện pháp bảo đảm thế chấp

Thế chấp tài sản cho ngân hàng

Biện pháp bảo đảm theo pháp luật dân sự Việt Nam

Các loại biện pháp bảo đảm

  • Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự là các loại biện pháp do các bên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ nhất định
  • Theo quy định pháp luật dân sự hiện hành, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm 09 loại biện pháp: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

>> Xem thêm: Bảo lãnh và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Thế chấp tài sản là gì?

Biện pháp bảo đảm thế chấp là một trong 09 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). (Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015)

thế chấp tài sản cho ngân hàng

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các loại tài sản có thể thế chấp

Các loại tài sản có thể thế chấp để vay tiền ở ngân hàng như là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng tài sản khác gắn liền với đất, thế chấp dự án đầu tư xây dựng,..

Một tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ cho nhiều ngân hàng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự 2015, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp;
  • Bên thế chấp phải thông báo về tình trạng tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo;
  • Khi thực hiện thế chấp tài sản thì phải được lập thành văn bản;

Do đó, một tài sản có thể dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng hay không phụ thuộc vào giá trị tài sản cũng như ý chí của các bên. Nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện trên thì một tài sản có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng.

>> Xem thêm: Hợp đồng cho vay tiền có thể chấp

Rủi ro khi thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng

Hoạt động ngân hàng là hoạt động có rủi ro cao, mang tính dây chuyền, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, khi bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay khi đến hạn dẫn đến việc ngân hàng không có khả năng xoay vòng vốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngân hàng.

Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu bên vay tiền thực hiện các biện pháp bảo đảm khi vay tiền, nhưng nếu một tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng thì khả năng xảy ra các rủi ro sau đây:

  • Tại thời điểm ngân hàng cho vay, tài sản thế chấp có thể lớn hơn nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp. Nhưng sau khi bên vay tiền không có khả năng thanh toán tiền nợ thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, giá trị tài sản thế chấp lúc này có thể đã bị thay đổi theo hướng thấp hơn giá trị tại thời điểm cho vay tiền. Từ đó, dẫn đến việc ngân hàng không thể thu hồi nợ;
  • Nhiều trường hợp thực tế đã xảy ra là việc bên vay tiền sử dụng một tài sản để thế chấp nhưng không thông báo với các bên ngân hàng. Sau đó, hai bên cùng ký kết hợp đồng tín dụng. Đến hạn thanh toán nợ thì bên vay tiền không có khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm lại thế chấp cho nhiều ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được số tiền đã cho vay.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi không thực hiện nghĩa vụ

Khi bên vay tiền thế chấp tài sản để vay tiền tại ngân hàng nhưng đến hạn thanh toán, bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền đã vay cho ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ xử lý tài sản bên vay tiền đã thế chấp để thanh toán số nợ.

Tài sản thế chấp sẽ xử lý theo các hình thức sau:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

>> Xem thêm: Ngân hàng có được thu giữ tài sản thế chấp không?

phương thức xử lý tài sản thế chấp

Một tài sản có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng

Như vậy, một tài sản có thể được thế chấp để thực hiện nghĩa vụ cho nhiều ngân hàng nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Để hoạt động tín dụng giữa các bên được an toàn, nhanh chóng hơn. Quý khách hàng có thể tham khảo những chuyên gia về pháp luật của dịch vụ chúng tôi để bảo vệ quyền và lợi ích một cách cao nhất.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về câu hỏi Có thể thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng không. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật dân sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com. 

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết