Luật Dân sự

Có được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự không?

Có được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự không là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều người khi tham gia vào các vụ án dân sự. Để giải đáp được thắc mắc này cũng như tìm hiểu các vấn đề có liên quan như phạm vi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện hay tạm ứng án phí khi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

Pháp luật quy định thế nào về quyền thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện

Pháp luật quy định thế nào về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện?

>>Xem thêm: Có được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự không?

Phạm vi khởi kiện ban đầu của nguyên đơn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Theo quy định trên thì trong vụ án dân sự nói chung, đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) có quyền quyết định phạm vi yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Đồng thời Tòa án chỉ xem xét giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện của đương sự. Như vậy, phạm vi khởi kiện của đương sự được thể hiện trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập. Thẩm phán khi được phân công giải quyết vụ án phải xác định đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự trong vụ án.

>> Xem thêm: Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự

Thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của BLTTDS 2015 về quyền và nghĩa vụ của đương sự thì đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được thực hiện:

  • Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (điểm a khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015);
  • Sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
  • Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm (Điều 243 BLTTDS 2015).

Nguyên đơn có thể thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện trước thời điểm mở phiên hopjc kiểm tra việc giao nộp, công khai, tiếp cận chứng cứ và hòa giải

Nguyên đơn có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Phạm vi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Trước hết, cần phải làm rõ một số khái niệm sau:

  • Thay đổi yêu cầu: Là việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

Ví dụ: anh A nộp đơn khởi kiện bà B, yêu cầu bà B trả lại mảnh đất 10m2 bà đang lấn chiếm. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh A cho rằng diện tích đất lấn chiếm lớn hơn, nên anh thay đổi yêu cầu khởi kiện, đòi bà B trả lại diện tích 15m2, đồng thời anh bổ sung yêu cầu khởi kiện, đòi bà B bồi thường thiệt hại số tiền 50 triệu đồng do anh cho rằng, nếu bà B không lấn chiếm anh có thể cho thuê lấy lời mảnh đất đó.

  • Thay đổi vượt quá yêu cầu: việc đương sự bổ sung thêm yêu cầu, trong đó yêu cầu bổ sung có quan hệ pháp luật cần giải quyết khác với quan hệ pháp luật trong yêu cầu ban đầu.

Ví dụ: Theo ví dụ trên, ban đầu anh A yêu cầu trả lại diện tích đất, song sau đó lại bổ sung thêm yêu cầu bồi thường thiệt hại. Yêu cầu bổ sung có quan hệ pháp luật khác với yêu cầu trước đó, nói cách khác, anh A đã thêm một quan hệ pháp luật cần giải quyết so với ban đầu nên đây được xem là “thay đổi vượt quá phạm vi yêu cầu”.

  • Thay đổi trong phạm vi yêu cầu: việc đương sự bổ sung, thay đổi yêu cầu của mình nhưng vẫn thuộc một quan hệ pháp luật cần giải quyết của yêu cầu ban đầu.

Ví dụ: Theo ví dụ trên, việc anh A đòi bà B trả thêm 5m2 so với yêu cầu ban đầu (10m2), mặc dù diện tích đất yêu cầu tăng lên, nhưng yêu cầu thay đổi đó xét ra vẫn cùng một quan hệ pháp luật đang giải quyết “yêu cầu bà B trả lại mảnh đất” nên đây được xem là “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”.

Không phải trường hợp nào việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự cũng được Tòa án chấp nhận.

Tại khoản 1 Điều 244 của BLTTDS năm 2015 cũng có quy định như sau: Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

Như vậy, nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung (theo mọi chiều hướng) yêu cầu khởi kiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì sẽ được Tòa án chấp nhận. Còn nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì Tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.

Thời hạn kháng cáo

Tại phiên tòa, Tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu

Tạm ứng án phí khi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm đối với yêu cầu bổ sung đó.

Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu. Nguyên đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung trong trường hợp này.

>> Xem thêm: Cách xác định mức tạm ứng án phí dân sự phải đóng

Thời hiệu khởi kiện khi nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào quan hệ pháp luật tranh chấp. Ví dụ đối với các vụ việc tranh chấp về hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm (Điều 429 BLDS 2015), hoặc thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS 2015).

Như vậy, nếu việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện làm thay đổi hoặc phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện.

Tại phiên tòa tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu

Ví dụ: Ban đầu nguyên đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bị đơn. Sau đó nguyên đơn bổ sung thêm yêu cầu buộc bị đơn trả tiền vay còn nợ. Trường hợp này là bổ sung yêu cầu khởi kiện nhưng làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp khác là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện.

>> Xem thêm: Khi nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện?

Trên đây là bài viết chi tiết về Có được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự? Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Hồng Nhung - Luật Sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Hồng Nhung - Luật Sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Cử nhân Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 849 bài viết