Khởi kiện bổ sung, phản tố bổ sung vụ án được đưa ra xét xử là việc đương sự bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vậy, yêu cầu này có được chấp nhận hay không và đương sự được phép yêu cầu những gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin tham khảo cho quý bạn đọc.
Mục Lục
Bổ sung yêu cầu tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nguyên đơn có quyền trình bày YÊU CẦU khởi kiện bổ sung và bị đơn có quyền trình bày yêu cầu phản tố bổ sung trong “phiên tòa” xét xử sơ thẩm.
Khoản 1 Điều 244 Bộ luật này quy định Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm chấp nhận việc bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc bổ sung yêu cầu đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiệnhoặc yêu cầu phản tố ban đầu.
Quan hệ pháp luật mới yêu cầu không được Hội đồng xét xử chấp nhận thì đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật đó.
Thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu?
Khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu có thể hiểu là trường hợp đương sự bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết KHÔNG THUỘC “một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan” đã trình bày ở trên.
LƯU Ý: Thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Khác biệt về phạm vi yêu cầu bổ sung trước và sau khi vụ án được đưa ra xét xử
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại mục 7 Phần IV Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC thì:
- Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện trong đơn khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Trong và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Như vậy, phạm vi yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn, phản tố bổ sung của bị đơn từ trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì không bị giới hạn bởi phạm vi khởi kiện ban đầu.
Do đó, đương sự khi đề nghị yêu cầu bổ sung cần cân nhắc thời điểm thích hợp để không phải kéo dài công đoạn giải quyết tranh chấp sang một vụ án khác.
Trên đây là nội dung tư vấn về bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố khi vụ án đã được đưa ra xét xử. Nếu quý bạn đọc gặp phải khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng xin liên hệ ngay cho Luật sư thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.