Luật Dân sự

Cho vay tiền nhưng không trả nên giải quyết thế nào?

Cho vay tiền nhưng không trả nên giải quyết thế nào? Hiện nay, nhiều người có nhu cầu vay tiền để kinh doanh hoặc thực hiện một dự án nào đó của bản thân. Nhưng vì lý do nào đó mà không thể trả các khoản nợ mà mình đã vay được. Như vậy, bên cho vay tiền cần làm gì để có thể đòi lại số tiền đã cho bên vay mượn, việc giải quyết hành vi KHÔNG TRẢ TIỀN của bên vay được khởi kiện ra Tòa án như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này.

vay tiền nhưng không trả giải quyết thế nào

Bên vay tiền không chịu trả phải làm sao?

>>> Xem thêm: Hợp đồng vay không ghi ngày trả có đòi nợ được không?

Nghĩa vụ trả tiền theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Điều 280 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau:

  • Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
  • Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Và theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Khởi kiện việc không trả tiền cho vay ra Tòa án

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người cho vay có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, cho vay tiền nhưng không trả thì có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ để đòi lại tiền đã cho vay.

Trình tự thủ tục khởi kiện việc không trả tiền

Hồ sơ khởi kiện

Theo khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện;

thủ tục khởi kiện việc không trả tiền

Đơn khởi kiện

  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Thủ tục khởi kiện

  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Tiến hành phiên tòa xét xử và đợi phán quyết của Tòa án có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ đòi được không

Công việc Luật sư tư vấn khởi kiện đòi lại tiền cho vay

luật sư tư vấn khởi kiện đòi lại tiền cho vay

Luật sư tư vấn luật dân sự

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện đòi lại tiền cho vay.
  • Soạn thảo đơn từ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện.
  • Tham gia với tư cách bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.
  • Bên cạnh đó, Luật sư bào chữa nhìn nhận được những quy định của pháp luật có khó khăn hay vướng mắc, góp phần hoàn thiện pháp luật thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo để đóng góp ý kiến.

Trên đây là bài viết về Cho vay tiền nhưng không trả nên giải quyết thế nào? Nếu bạn đọc chưa hiểu rõ về vấn đề khởi kiện người vay không trả tiền, cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com.để được tư vấn luật dân sự tư vấn chi tiết . Xin cảm ơn.

 

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết