Luật Dân sự

Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào?

Nhờ người khác đứng tên hộ tài sản là một vấn đề không hiếm gặp. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại, thậm chí là có chiều hướng phức tạp. Việc xác định Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào? cũng là một câu hỏi thường gặp. Qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ chia sẻ vấn đề liên quan đến chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào? chi phí quản lý tài sản

Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào?

Căn cứ xác định chi phí quản lý tài sản

Có rất nhiều lý do dẫn tới việc phải nhờ người khác đứng tên giùm tài sản, có thể kể đến như:
  • Đối tượng không có quyền thực hiện giao dịch đối với tài sản. Ví dụ người nước ngoài, người không có quốc tịch Việt Nam muốn mua nhà ở hoặc đầu tư nhà đất tại Việt Nam;
  • Đối tượng được thực hiện giao dịch nhưng không muốn thực hiện vì lo ngại kiểm kê, kê khai tài sản;
  • Người đang thi hành án dân sự; người vướng nợ nần đang bị khởi kiện hoặc có thể sẽ bị khởi kiện;
  • Nhờ người khác đứng tên khi giao dịch để mua được tài sản với giá rẻ hơn..
Pháp luật hiện hành không có quy định về vấn đề nhờ người khác đứng tên hộ tài sản. Nhưng thực tế, hình thức giao dịch này vẫn diễn ra và thường được các bên của giao dịch lập thành giấy viết tay, hai bên cùng ký kết cũng không được công chứng, chứng thực. Căn cứ để xác định chi phí quản lý tài sản phụ thuộc vào tài sản nhờ đứng tên hộ là bất động sản (đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 107 BLDS 2015)) hay bất động sản (bất động sản là những tài sản không phải là bất động sản (khoản 2 Điều 107 BLDS 2015)); và phụ thuộc vào tài sản đó có cần thực hiện đăng ký hay không (theo Điều 106 BLDS 2015 thì quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản cần được đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản, còn đối với quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác). Điều này có nghĩa là đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật, hoặc đối với động sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì sẽ phải chịu chi phí đăng ký này, theo đó về mặt pháp lý thì người được nhờ đứng tên hộ tài sản là chủ sở hữu của tài sản nên họ sẽ phải chịu chi phí, trong khi đó trong thực tế thì người nhờ đứng tên hộ mới thực sự là chủ của tài sản. Vì vậy các bên cần thỏa thuận trả lại chi phí này cho người đứng tên hộ. Ngoài ra, đối với tài sản được nhờ đứng tên hộ là bất động sản như đất đai thì phải xem đất đai đó có có thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất hay không, có phải đóng thuế sử dụng đất hay không để xác định chi phí quản lý. Bên cạnh đó, để xác định chi phí quản lý tài sản còn dựa vào đặc điểm và tính chất của tài sản. trong trường hợp tài sản nhờ đứng tên hộ đòi hỏi phải cần đáp ứng những điều kiện quản lý nhất định thì mới có thể quản lý tốt tài sản (ví dụ như để quản lý tài sản là xe hơi cần có bãi đỗ nhưng người đứng tên hộ không có bãi mà cần thuê bãi thì chi phí này nên được tính lại cho người nhờ đúng tên hộ. Hoặc trong trường hợp người nhờ đứng tên hộ với tài sản là đất vườn cần phải bỏ công chăm sóc, thuê người chăm sóc thì người nhờ đứng tên hộ cần phải thanh toán lại tiền này cho người đứng tên hộ. Như vậy, căn cứ xác định chi phí quản lý tài sản cần dựa vào loại tài sản được nhờ đứng tên hộ là loại tài sản nào, đặc điểm của tài sản đó ra sao.

Thời gian quản lý

Về thời gian quản lý, các bên tham gia giao dịch sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên và dựa trên loại tài sản, đặc điểm của tài sản, nguyên nhân các bên nhờ đứng tên hộ tài sản là gì, để xem xét thỏa thuận thời gian nhờ quản lý phù hợp hiệu quả nhằm tránh những  trường hợp không hay có thể xảy ra, ví dụ như bên nhờ quản lý tài sản đã đủ điều kiện quản lý tài sản nên muốn lấy lại tài sản nhờ đứng tên quản lý nhưng lại không thể được bên đứng tên hộ chấp nhận vì theo thỏa thuận ban đầu của hai bên thì còn thời gian thuộc họ đứng tên và quản lý, và ngược lại người đứng tên hộ muốn ngừng đứng tên hộ, ngừng quản lý tài sản nhưng bên kia không chịu. Do đó, để tránh các mâu thuẫn như trên có thể xảy ra, và cũng để là căn cứ để các bên xác định được chi phí quản lý tài sản cho người nhờ đứng tên hộ thì các bên cần thỏa thuận rõ về thời gian bắt đầu quản lý và kết thúc quản lý để thuận lợi cho việc xác định chi phí quản lý tài sản.

Chi phí, công sức quản lý

Đế xác định chi phí, công sức quản lý tài sản cho người đứng tên hộ tài sản đã quản lý tài sản thì cần dựa vào tài sản được nhờ quản lý là tài sản nào, đặc điểm tài sản quản lý, tài sản có cần điều kiện cụ thể nào thì mới quản lý được, công sức của các bên đã bỏ ra như thể nào, làm những việc cụ thể gì để đảm bảo cho việc quản lý tài sản và khoản thời gian các bên đã thỏa thuận thuê bên đứng tên hộ quản lý tài sản là bao lâu để có thể trả chi phí, công sức quản lý phù hợp với thời gian, công sức mà người đứng tên hộ tài sản đã bỏ ra để quản lý tài sản. Ví dụ, để có thể quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ là chiếc ô tô thì bên đứng tên hộ đã thuê bãi đỗ (vì họ không có bài đỗ) mỗi tháng là một triệu, thời gian các bên thỏa thuận đứng tên, quản lý hộ tài sản là 36 tháng, như vậy chi phí, công sức quản lý tài sản lúc này bên cạnh tính công sức người đứng tên hộ đã bỏ ra đứng tên hộ quản lý, bảo quản tài sản tương ứng với thời gian thỏa thuận đứng tên cộng với chi phí đã bỏ ra thuê bãi đỗ (một triệu*36 tháng).

Giá trị tài sản tăng lên nhờ tôn tạo

Đối với mỗi số tài sản khi đã trải qua một khoản thời gian bỏ ra công sức bảo quản giữ gìn và tôn tạo thì tài sản này có phần tăng lên về giá trị. Phần giá trị tăng lên này cần được xác định là có công sức đóng góp của người đứng tên hộ tài sản, vì họ đã bỏ công sức thời gian quản lý sử dụng, bảo quản và tôn tạo để tài sản này có phần tăng lên về giá trị. Do đó, khi xác định chi phí quản lý tài sản thì phần giá trị tài sản được tăng lên nhờ công sức tôn tại này của người đứng tên hộ cũng được xem xét và cho hưởng một phần tương ứng với công sức mà họ bỏ ra để bảo quản, tôn tạo tài sản, trường hợp khó hoặc không xác định được công sức của họ thì có thể chia đôi phần giá trị tài sản tăng lên này giữa người nhờ đứng tên hộ tài sản và người đứng tên hộ, quản lý tài sản hộ. Như vậy sẽ đảm bảo không bỏ sót công sức mà người đứng tên hộ đã bỏ ra, đảm bảo cân bằng quyền lợi của các bên “kẻ góp của, người góp sức”. >>>Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đất?

Điều kiện hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ

Tuy luật không có cơ sở pháp lý quy định về điều kiện để được hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ nhưng các bên có thể căn cứ vào các công việc thực tiễn mà bên đứng tên hộ cần phải làm để quản lý, bảo vệ, giữ gìn tài sản để đưa ra những tiêu chí đánh giá cũng như các yêu cầu về mức độ hoàn thành công việc hoặc thực hiện tốt công việc, sự hài lòng của bên nhờ đứng tên hộ tài sản với các công việc mà bên đứng tên hộ tài sản đã làm để đưa ra điều kiện được hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ. Đồng thời bên đứng tên hộ phải đảm bảo thay mặt người nhờ đứng tên hộ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước tùy thuộc vào từng loại tài sản nhờ đứng tên hộ sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính cụ thể. Cần có trách nhiệm trong việc quản lý tốt tài sản nhờ đứng tên hộ, không được làm hư hỏng tài sản hoặc làm giảm đi giá trị ban đầu của tài sản (trừ những trường hợp bất khả kháng, sự kiện khách quan). Việc đưa ra những yêu cầu về điều kiện này cũng phải đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên, để hạn chế những tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra. Tham khảo một số vụ án giải quyết tranh chấp dân sự có liên quan đến xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn tài sản cho người đứng tên hộ thì điều kiện để được hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ là dựa trên căn cứ mà những căn cứ trên, do đó có thể xem xét những căn cứ này là những căn cứ phù hợp và hoàn toàn có cơ sở để các bên có thể dựa theo đó mà áp dụng.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ được giải quyết như thế nào?

Đối với những tranh chấp liên quan đến xác định chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ thì hiện chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề này và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ được giải quyết như thế nào lại càng không. Trong quá trình giải quyết những vụ việc tương tự, Tòa án còn lúng túng, áp dụng quy định của pháp luật không phù hợp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. hoa lợi lợi tức phát sinh

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ

Hiện nay, có Án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trong nội dung của Án lệ có nhắc đến vấn đề phải xác định người đứng tên hộ tài sản có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị tài sản lên so với giá trị ban đầu. Cụ thể: “Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương đương khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ông Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự (Trường hợp không xác định được chính xác công sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức ngang nhau để chia).”Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể dựa trên án lệ trên để xác định cách thức giải quyết đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ. Cụ thể, đối với phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ sẽ được chia cho người đứng tên hộ tài sản, trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đứng tên hộ thì phải xác định bên nhờ đứng tên hộ và bên đứng tên hộ có công sức ngang nhau để chia. Theo quan điểm của tác giả có thể xem xét, tham khảo nội dung của án lệ này để áp dụng giải quyết hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ như trên. >>>Xem thêm: Thủ tục để cả 2 vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ

Dịch vụ luật sư

Dịch vụ tư vấn về các giao dịch dân sự từ Chuyên tư vấn luật:

  • Điều kiện có hiệu lực về giao dịch dân sự
  • Hình thức của giao dịch dân sự
  • Giao dịch dân sự có điều kiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
liên hệ chuyên tư vấn luật

Liên hệ Chuyên tư vấn luật để được tư vấn

Và các nội khác về linh vực dân sự như:
  • Tư vấn về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự
  • Tư vấn về đại diện dân sự
  • Tư vấn về thời hạn, thời hiệu dân sự
  • Tư vấn dân sự về quyền sở hữu đối với tài sản
  • Tư vấn pháp luật về thừa kế
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự
  • Tư vấn về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
>>>Xem thêm: Bán đất do người khác đứng tên có phải là hành vi lừa đảo?

Thông tin liên hệ luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com, Thực hiện bằng cách gửi mail trình bày nội dung cần tư vấn đính kèm tài liệu liên quan đến email này, sẽ được Luật sư hợp đồng trả lời bằng văn bản qua email một cách nhanh chóng nhất
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn luật hợp đồng qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87 và trình bày nội dung về hợp đồng cần tham vấn với Luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Chuyên tư vấn luật lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn pháp luật hợp đồng qua ZALO: Công Ty Luật Long Phan
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Kênh Youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
Trụ sở và Văn phòng làm việc:
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn có thêm những vướng mắc về thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900636387 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn quý khách đã cho chúng tôi có cơ hội được phục vụ quý khách. * Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết