Chi phí cưỡng chế thi hành án gồm các khoản phí nào là câu hỏi phổ biến khi đương sự buộc phải nộp các khoản phí thi hành án. Nghĩa vụ nộp chi phí cưỡng chế thi hành án thuộc về ai? Đương sự được miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành khi nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật.
Chi phí cưỡng chế thi hành án
Mục Lục
Nghĩa vụ nộp chi phí cưỡng chế thi hành án
Chi phí do người phải thi hành án chịu
Người có nghĩa vụ thi hành án phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản:
- Chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản;
- Chi giám định tài sản
- Chi phí bán đấu giá tài sản:
- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu:
- Chi tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự
- Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận.
- Các khoản chi phí khác do pháp luật quy định phục vụ cho cưỡng chế.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư 200/2016/TT-BTC)
>>Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Chi phí do người được thi hành án nộp
Các chi phí cưỡng chế thi hành án mà người được thi hành án phải nộp bao gồm:
- Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 200/2016 nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
- Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
- Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận.
Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Chi phí do người thứ ba trong thi hành án chịu
Người thứ ba chịu các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Người thứ ba đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
- Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Chi phí ngân sách nhà nước đảm bảo
Ngoài ra, Nhà nước sẽ đảm bảo về các chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- Chi phí định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
- Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này;
- Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá
- Phí, chi phí bán đấu giá tài sản không thành
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Đương sự có được miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án?
Miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự:
Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
- Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
Đương sự thuộc diện theo quy định trên được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp;
- Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
Đương sự thuộc diện theo quy định trên đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
>>>Xem thêm: Có được xuất cảnh khi có nghĩa vụ thi hành án dân sự hay không?
Mức cưỡng chế thi hành án dân sự
Mức chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 8 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể như sau:
Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản cưỡng chế thi hành án:
- Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày;
- Thành viên: 100.000 đồng/người/ngày.
Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án
Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
- Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
- Đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:
- Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: 70.000 đồng/người/ngày;
- Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày.
Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án: Thực hiện theo quy định chế độ công tác phí
Chi thuê phiên dịch trong cưỡng chế thi hành án:
- Phiên dịch tiếng dân tộc: Tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời điểm thuê.
- Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam,
Các chi phí khác được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.
Luật sư tư vấn về chi phí thi hành án
Tư vấn chi phí thi hành án
Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn về chi phí thi hành án như sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
- Tư vấn về các trường hợp được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
- Tư vấn về các chi phí và mức cưỡng chế thi hành án dân sự
- Tư vấn thủ tục xin miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
Trên đây là bài viết về các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. Cưỡng chế thi hành án kèm theo nghĩa vụ nộp các khoản phí thi hành án của đương sự. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào cần được Luật sư tư vấn luật dân sự, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để nhận được hỗ trợ