Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự là một vấn đề pháp lý được khá nhiều người quan tâm hiện tại. Vậy làm thế nào để có thể TRÁNH trường hợp bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện cũng như là PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH quy định như thế nào về các trường hợp nào Tòa án được quyền trả lại đơn khởi kiện dân sự thì bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn đối với các trường hợp này.
Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự
Mục Lục
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự
- Người khởi kiện không có quyền kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi dân sự
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện
- Đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật
- Hết thời hạn quy định mà không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
- Các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn lại
- Hậu quả việc trả lại đơn khởi kiện
- Khiếu nại quyết định trả lại đơn khởi kiện
Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự
Người khởi kiện không có quyền kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi dân sự
Theo Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định các trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là:
- Trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;
- Trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện
Theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:
- Trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật
Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, cho mượn, cho ở nhờ,… mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
Hết thời hạn quy định mà không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu
Trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì sẽ áp dụng quy định theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
>>> Xem thêm: Rút đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì được nộp lại đơn trong trường hợp nào?
Các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn lại
Theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn lại như sau:
- Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
- Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện.
- “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hậu quả việc trả lại đơn khởi kiện
Nếu đương sự bị trả đơn khởi kiện và không thuộc các trường hợp được nộp đơn khởi kiện lại thì sẽ không thể nộp đơn khởi kiện trở lại.
Khiếu nại quyết định trả lại đơn khởi kiện
Theo Điều 194 Bộ luật Tố tụng quy định về việc khiếu nại quyết định trả lại đơn kiện như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
- Ngay sau khi nhận được khiếu nại , Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại.
- Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
>>> Xem thêm: Các Trường Hợp Trả Lại Đơn Khởi Kiện Trong Vụ Án Hành Chính
Trên đây là bài viết về các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự . Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com. của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.