Bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là việc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bảo hiểm cho nhà tư vấn đầu tư xây dựng khi gây thiệt hại cho bên thứ ba trong hoạt động nghề nghiệp. Việc bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật và hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Bài viết sau đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giải đáp cho Quý độc giả về vấn đề này.
Bồi thường bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng
Mục Lục
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là gì?
- Hướng dẫn yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
- Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng
- Luật sư tư vấn bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là một loại bảo hiểm bắt buộc trong hoạt đồng đầu tư xây dựng. Theo đó, nhà thầu có trách nhiệm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Với bảo hiểm này, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn. Những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, trừ các trường hợp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Điều 41, 43 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
>>Xem thêm: Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hướng dẫn yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
Thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cần chuẩn bị các tài liệu sau đây để yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập để hoàn tất hồ sơ bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 47 Nghị định 67/2023/NĐ-CP
Thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật. Dưới đây là quy trình thực hiện cơ bản mà Quý khách hàng có thể tham khảo.
- Bước 1: Thông báo cho công ty bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra.
Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bước 2: Chuẩn bị và gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm đến doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm xử lý hồ sơ yêu cầu và yêu cầu bên mua bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Bước 4: Chấp thuận hồ sơ yêu cầu và thực hiện việc chi trả bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
Cơ sở pháp lý: Điều 46 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp được loại trừ trách nhiệm sau đây:
- Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm;
- Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hoặc danh mục tài liệu hướng dẫn kỹ thuật;
- Tổn thất phát sinh do nấm mốc;
- Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và người thứ ba;
- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng;
- Tổn thất phát sinh từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý không tuân thủ quy định pháp luật xây dựng về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
Khi thuộc một trong các trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường cho nhà tư vấn đầu tư xây dựng đã mua bảo hiểm nếu có tổn thất xảy ra.
Cơ sở pháp lý: Điều 43 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP.
>>Xem thêm: Quy trình, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ
Luật sư tư vấn bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
Tư vấn bồi thường bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng
- Tư vấn quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
- Tư vấn nội dung các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tư vấn đầu tư xây dựng
- Tư vấn các sự kiện bảo hiểm được chi trả bồi thường;
- Tư vấn thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm trong tư vấn đầu tư xây dựng;
- Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục yêu cầu bồi thường theo quy định
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Các công việc khác có liên quan.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt đồng đầu tư xây dựng. Người mua bảo hiểm cần nắm rõ quy trình, thủ tục để yêu cầu bồi thường khi .sự kiện bảo hiểm xảy ra Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay chưa rõ vấn đề nào hoặc muốn gặp luật sư chuyên môn, vui lòng liên hệ tới hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.