Luật Doanh Nghiệp

Các công việc pháp lý mà doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình kinh doanh

Công việc pháp lý mà doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình kinh doanh rất đa dạng và phức tạp để có thể duy trì, ổn định và phát triển doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt những vấn đề này, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển.

những công việc pháp lý doanh nghiệp cần thực hiện trog hoạt động sản xuất kinh doanh
Những công việc pháp lý mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh

>>Xem thêm:Cách giải quyết các bất cập pháp lý tốt nhất trong doanh nghiệp

Những công việc pháp lý mà doanh nghiệp phải làm trong quá trình kinh doanh

Cũng giống như một con người, doanh nghiệp khi ra đời cũng cần thực hiện những thủ tục có liên quan tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:

  • Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Công bố con dấu, mã số thuế;
  • Thay đổi phần vốn góp;
  • Thay đổi người đại diện của doanh nghiệp;
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, Khai thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Và nhiều những thủ tục khác liên quan.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần thực hiện những công việc liên quan đến pháp luật.

doanh nghiệp thực hiện những thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước
Doanh nghiệp thực hiện những thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước

Trong hoạt động quản lý nội bộ, rất nhiều các vấn đề liên quan đến pháp luật như:

  • Quản trị doanh nghiệp, Quản lý lao động;
  • Quản lý nhân viên;
  • Kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đóng bảo hiểm xã hội;
  • Thuê mặt bằng kinh doanh và nhiều vấn đề khác có liên quan.

Cũng với đó là những vấn để liên quan đến quan hệ với đối tác, cơ quan quản lý nhà nước, mua bán hàng hóa, thuê trang thiết bị, giấy phép sản suất…

Doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại thì sẽ tiếp xúc với rất nhiều các vấn đề liên quan đến luật pháp, tranh chấp…

Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện các công việc pháp lý

Trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc, thực hiện những công việc liên quan đến phát luật. Trên thực tế cho thấy hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp không ít khó khăn trong quá trình giải quyết những vấn đề này.

Một số khó khăn mà Doanh nghiệp thường xuyên gặp phải trong quá trình thực hiện các công việc pháp lý như:

  • Nhân lực trực tiếp xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp không có chuyên môn, kỹ năng trong lĩnh vực pháp lý;
  • Không nắm rõ những quy định của pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động của công ty;
  • Công ty không có khả năng thành lập, duy trì phòng pháp chế nên khi thực hiện công việc liên quan đem lại hiệu quả không cao, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp.
  • Trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng với đối tác không lường hết được những hệ quả pháp lý có thể xảy ra, hợp đồng được soản thảo thiếu chặt chẽ, có khả năng gây thiệt hại cho công ty;
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết môi quan hệ giữa lãnh đạo doanh nghiệp với nhân viên, người lao động;
  • Và nhiều vướng mắc bất cập khác trong quá trình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những khó khăn này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thậm chí là tồn vong của doanh nghiệp. Những vấn đề liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp bao phủ hầu hết các hoạt động công ty. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có giải pháp tối ưu để giải quyết những vấn đề này.

luật sư hỗ trợ thường xuyên cho doanh nghiệp là một giải pháp tối ưu
Luật sư hỗ trợ thường xuyên cho doanh nghiệp là giải pháp tối ưu

Hướng giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, nhiều doanh nghiệp đã tìm những giải pháp mà phổ biến nhất là thành lập phòng pháp chế hoặc thuê tổ chức hành nghề luật bên ngoài để thay doanh nghiệp thực hiện, kiểm soát những công việc này.

Như đã đề cập phía trên, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng để duy trì một bộ phận pháp chế cho riêng mình bời chi phí để chi trả cho nhân viên là rất lớn. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là thuê một đơn vị hành nghề Luật đóng vai trò như phòng pháp chế giúp cho công ty thực hiện các công việc pháp lý, giải quyết tranh chấp…

Ưu điểm của loại hình này là chi phí duy trì thấp, hiệu quả công việc cao, Luật sư có nhiều kinh nghiệp thực tế trong việc giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn hướng giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các công việc pháp lý. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết