Luật Thừa Kế

Con riêng có được hưởng di sản của cha dượng/mẹ kế?

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp được đặt ra là vậy con riêng có được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế hay không ? Sau đây, chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp các thắc mắc này cho các quý bạn đọc. con riêng

Con riêng có được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế

>>>Xem thêm: Thứ tự ưu tiên khi phân chia di sản thừa kế

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Theo quy định tại Điều 654, Bộ luật Dân sự 2015 thì con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653, Bộ luật dân sự 2015. Vậy như thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì Bộ luật dân sự 2015 chưa có quy định cụ thể vấn đề này, ví dụ như các vấn đề sau:

  • Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con;
  • Hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên

Trường hợp con riêng được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế

Theo quy định pháp luật hiện hành thì con riêng có thể hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế trong 02 trường hợp:

Trường hợp để lại di chúc

Trường hợp cha dượng, mẹ kế để lại di chúc thì theo quy định của pháp luật, con riêng đương nhiên sẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015, thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì vậy, người bố dượng, mẹ kế có quyền chỉ định con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của họ, được thể hiện trong di chúc. Do đó, trường hợp này người con riêng có quyền được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế.

Trường hợp không để lại di chúc

Trong trường hợp cha dượng, mẹ kế không để lại di chúc: Theo Điều 649 và Điều 651, Bộ luật dân sự 2015 thì về nguyên tắc giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không được hưởng di sản thừa kế của nhau.Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015, nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về diện thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị. Theo quy định trên thì con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 651 BLDS 2015. Bởi lẽ, khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình, thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế. Vì vậy, trong trường hợp này con riêng có thể được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp con riêng không được hưởng di sản

Thứ nhất, giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha mẹ con; hoặc 

Thứ hai, con riêng rơi vào trường hợp không được quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dan sự 2015:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những người theo quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. từ chối

Từ chối nhận di sản

>>>Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

Dịch vụ luật sư tư vấn chia di sản thừa kế

Tư vấn, lên phương án giải quyết sự vụ cho thân chủ

  • Tư vấn luật thừa kế
  • Tư vấn thủ tục lập di chúc
  • Khai nhận di sản thừa kế
  • Tư phương án giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Đánh giá, dự liệu các vấn đề pháp lý phát sinh trong vấn đề chia di sản thừa kế
  • Tư vấn hình thức di chúc và cách thức lập di chúc đảm bảo đúng pháp luật;
  • Tư vấn viết nội dung di chúc;
  • Tư vấn cho người lập di chúc các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc lập di chúc:
  • Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;
  • Tư vấn về sự bình đẳng của các thành viên trong gia đình về tiếp nhận quyền thừa kế;
  • Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;
  • Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;
  • Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;
  • Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;
  • Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;
  • Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật;
  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế;

Soạn thảo toàn bộ đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết sự vụ

  • Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chia di sản, lập di chúc;
  • Soạn thảo các giấy tờ pháp lý liên quan nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
  • Soạn thảo đơn khởi kiện nếu trong quá trình chia di sản có tranh chấp xảy ra

Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp

  • Thay mặt khách hàng trực tiếp nộp, nhận kết quả, bổ sung kết quả tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời nếu cơ quan chức năng có sai phạm trong thủ tục chia di sản thì luật sư của chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng khiếu nại, khởi kiện hành chính đối với các sai phạm này.
  • Tư vấn, hướng dẫn căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Đề ra các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Thay mặt khách hàng hoặc hướng dẫn/ cùng khách hàng tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện nếu có tranh chấp xảy ra
  • Cử luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án
  • Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho quý khách hàng tại Tòa án

phân chia

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

>>>Xem thêm: Tư vấn chia thừa kế quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng

Trên đây là những tư vấn về con riêng có được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc pháp lý cụ thể liên quan đến pháp luật về thừa kế vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để tư vấn pháp luật thừa kế  một cách nhanh chóng và kịp thời.  

 

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết