Luật Hình Sự

Luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép tài sản

Luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép tài sản là dịch vụ luật sư bào chữa cho cá nhân, doanh nghiệp trong vụ án hình sự liên quan đến hành vi sử dụng tài sản trái với quy định của pháp luật. Hành vi sử dụng tài sản trái phép của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời các bạn đón đọc bài viết sau đây của Chuyên Tư Vấn Luật.

Sử dụng trái phép tài sản của người khácSử dụng trái phép tài sản của người khác

Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Dấu hiệu của tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 bao gồm:

  • Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản của người khác. Đối tượng tác động của tội sử dụng trái phép tài sản là những tài sản mà việc sử dụng không làm mất đi và có thể đem lại cho người sử dụng những lợi ích vật chất nhất định.
  • Chủ thể của tội phạm: là người đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi khai thác công dụng do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý, trái với ý muốn của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Tội sử dụng trái phép tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ mình không có quyền sử dụng tài sản đó nhưng vẫn cố tình sử dụng tài sản đó một cách trái phép. Mục đích của người phạm tội là mong muốn khai thác giá trị sử dụng của tài sản, đây cũng là yếu tố bắt buộc của mặt chủ quan cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản. Động cơ của người phạm tội là vụ lợi có thể là về lợi ích vật chất cho cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Như vậy, để xác định một hành vi có cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản cần xét đến các yếu tố cấu thành tội phạm như đã phân tích ở trên.

Mức xử phạt

Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì có ba khung hình phạt đối với người phạm tội:

Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này.

Khung 2: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà người phạm tội sẽ phải chịu các mức hình phạt khác nhau.

Các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sảnCác yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

Tại sao nên mời luật sư bào chữa Tội sử dụng trái phép tài sản

Dưới đây là một số lý do vì sao nên mời luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép tài sản:

  • Kiến thức chuyên môn: Luật sư có kiến thức và hiểu biết sâu về quy định pháp luật liên quan đến tội phạm sử dụng trái phép tài sản.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội: Luật sư sẽ tư vấn và tham gia trong quá trình tố tụng, đảm bảo rằng quyền lợi của người bị buộc tội được bảo vệ và đảm bảo công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.
  • Luật sư có thể đánh giá tình huống, thu thập và phân tích chứng cứ, xây dựng chiến lược bào chữa phù hợp.
  • Đảm bảo quyền công bằng và nguyên tắc suy đoán vô tội: Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền công bằng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình tố tụng.
  • Luật sư có thể giúp bị cáo đàm phán, hòa giải, đối thoại với người bị hại, nhằm giải quyết tranh chấp về tài sản, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc rút đơn khởi kiện của người bị hại.

Khi nào có thể thuê luật sư bào chữa Tội sử dụng trái phép tài sản

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, có thể thuê luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép tài sản trong giai đoạn kể từ khi bị tố giác, bị khởi tố, tạm giam trong các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn điều tra: Khi cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra vụ án sử dụng trái phép tài sản, luật sư sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình này, kiểm tra các bằng chứng, đảm bảo quyền riêng tư được bảo vệ và đưa ra lời khuyên về cách thức làm việc với cơ quan điều tra.
  • Giai đoạn truy tố: Luật sư có thể chuẩn bị cho phiên tòa bằng cách thu thập chứng cứ, nghiên cứu quy định pháp luật liên quan và xây dựng chiến lược bào chữa.
  • Giai đoạn xét xử: Luật sư sẽ đảm nhiệm vai trò đại diện trong quá trình tố tụng và đưa ra các lập luận pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng khi muốn khởi kiện, kháng nghị, kháng cáo lại bản án, quyết định về tội sử dụng trái phép tài sản.
  • Khi muốn đàm phán, hòa giải, đối thoại với người bị hại hoặc các bên liên quan trong vụ án.

Dịch vụ luật sư bào chữa Tội sử dụng trái phép tài sản

Các phương án bào chữa của luật sư

Có nhiều phương án bào chữa mà luật sư có thể sử dụng để bảo vệ bị cáo trong vụ án tội sử dụng trái phép tài sản. Dưới đây là một số phương án bào chữa phổ biến:

  • Đề nghị Tòa án tuyên không phạm tội.
  • Đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
  • Đề nghị áp dụng tội danh hoặc khung hình phạt nhẹ hơn, đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ. trách nhiệm hình sự
  • Đề nghị xin hưởng án treo

>> Xem thêm: Các phương án bào chữa của luật sư trong một vụ án hình sự

Gói dịch vụ luật sư bào chữa

Hiện nay, Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho Tội sử dụng trái phép tài sản với các nội dung như sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ và đánh giá mức độ hành vi phạm tội;
  • Tư vấn và đánh giá mức độ chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng trái phép tài sản;
  • Xây dựng phương án bào chữa: vô tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xin hưởng án treo, …;
  • Hướng dẫn và tư vấn về việc thu thập, giao nộp chứng cứ trong quá trình tố tụng;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Tội sử dụng trái phép tài sản;
  • Tham gia phiên tòa với tư cách người bào chữa cho thân chủ;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục kháng cáo bản án/quyết định hình sự sơ thẩm;
  • Các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xửLuật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử

Chi phí

Chi phí luật sư bào chữa không có mức cố định cụ thể. Phí luật sư tùy thuộc vào tính chất vụ việc, giai đoạn tham gia giải quyết vụ án, tội danh bị buộc tội của người phạm tội, yêu cầu chuyên môn của luật sư cùng nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Do đó khách hàng nên gặp trực tiếp luật sư để được thẩm định hồ sơ, đánh giá tính chất vụ việc cũng như để được ra mức chi phí phù hợp nhất.

Đối với trường hợp luật sư bào chữa là người được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định thì khoản thù lao và chi phí khác cho luật sư sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng thanh toán. Cụ thể theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 191/2014/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp ban hành thì cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra; Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn truy tố; Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử.

>> Xem thêm: Giá thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự cập nhật mới nhất 2023

Khi một người sử dụng trái phép tài sản của người khác nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết trên đã thông tin đến quý bạn đọc dịch vụ luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép tài sản của chúng tôi và một số thông tin pháp lý có liên quan. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ website Chuyên Tư Vấn Luật hoặc hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hỗ trợ nhanh nhất.

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết