Luật Hình Sự

Có tố cáo được doanh nghiệp vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Có tố cáo được doanh nghiệp vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Bởi lẽ, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do doanh nghiệp thực hiện vô cùng tinh vi, nếu không bị phát hiện và tố cáo ngay sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Hãy cùng Luật sư của chuyên tư vấn luật giải đáp thắc mắc về vấn đề có được tố cáo doanh nghiệp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

tố cáo doanh nghiệp

Tố cáo doanh nghiệp

Các tội danh mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) -Bộ luật Hình sự, phạm vi chịu trách nhiệm của pháp nhân được giới hạn theo một số tội phạm liên qua đến quản lý trật tự kinh tế tại Chương 18

Đồng thời, theo quy định tại các Điều 75 và 76 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân gồm 2 loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Bộ luật hình sự cũng quy định chỉ pháp nhân thương mại mới có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm sau:

  • Tội buôn lậu (Điều 188); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); Tội sản xuất mua bán hàng cấm (Điều 190); Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); Tội đầu cơ (Điều 196);
  • Tội trốn thuế (Điều 200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210);
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211); Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
  • Các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại các Điều 225, 226, 227, 232, 234;
  • Các tội phạm về môi trường được quy định tại các Điều 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246.
  • Tội rửa tiền (Điều 324); Tội tài trợ khủng bố (Điều 300).

Như vậy, pháp nhân thương mại không chịu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành).

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản

Các yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các yếu tố các thành của một hành vi tội phạm gồm: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo đó, có thể phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

  • Khách thể: quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động là tài sản: tiền, vật, có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 174.
  • Mặt khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối có thể là đưa thông tin giả, sai sự thật, làm nạn nhân tin tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa thông tin gian dối có thể thực hiện qua lời nói, hành động, hình ảnh,… . Đối với tội này, người phạm tội trước hết có ý định chiếm đoạt tài sản nên mới đưa ra thông tin gian dối.
  • Mặt chủ quan: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải dấu hiệu để phạm tội.
  • Chủ thể: chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015.
hành vi lừa đảo

Hành vi lừa đảo

Hướng dẫn thủ tục tố giác chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là: tố giác của cá nhân và tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.

  • Theo đó, tố giác chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi do cá nhân thực hiện.
  • Tố giác, tin báo về tội phạm có thể thực hiện bằng lời hoặc văn bản.
  • Cá nhân tố giác, cơ quan tổ chức, cá nhân báo tin về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ó thể thực hiện bằng các hình thức: đến trực tiếp và trình bày hoặc thông qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền; gửi văn bản trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) đến các cơ quan có thẩm quyền.
  • Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ khác. Cụ thể một số cơ quan như: Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cấp tỉnh;…

>>>Xem thêm: Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

>>>Xem thêm: Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm là bao lâu?

chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt tài sản

Trên đây là một số hướng dẫn về việc có tố cáo được doanh nghiệp vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không. TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết