Luật Thừa Kế

Có thể sửa đổi di chúc chung của vợ chồng khi một trong hai chết không?

Tài sản chung của vợ chồng ở Việt Nam là một chế định rất phổ biến. Trên thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng cùng lập di chúc để định đoạt khối tài sản chung của họ sau khi chết. Để hiểu rõ quy định về di chúc chung và trường hợp sửa đổi di chúc chung sau khi một trong hai chết, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Có thể sửa đổi di chúc chung của vợ chồng khi một trong hai chết không? Kính mời các bạn cùng theo dõi.
Có thể sửa đổi di chúc chung của vợ chồng khi một trong hai chết không?

Quy định pháp luật về di chúc chung của vợ chồng

Theo tiến trình phát triển lịch sử lập pháp, di chúc chung vợ chồng đã được thừa nhận chính thức kể từ năm 1981 bởi Thông tư ban hành bởi Tòa án nhân dân tối cao, sau đến là Pháp Lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự 1995 (BLDS) và BLDS 2005. Di chúc chung vợ chồng có những đặc trưng sau: (i) do ý chí của vợ và chồng cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; (ii) dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; (iii) có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước. Cụ thể, BLDS 2005 quy định vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung tại Điều 663. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 664 cũng quy định khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia. Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan phần tài sản của mình. Khi BLDS 2015 có hiệu lực vào 01/01/2017 đã bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng, tuy nhiên cũng không có quy định nào về việc cấm việc vợ chồng lập di chúc chung. BLDS 2015 đã đặt di chúc chung của vợ, chồng vào sự điều chỉnh chung của Chương XXII về Thừa kế theo di chúc. Cụ thể các vấn đề về hiệu lực của di chúc chung, việc tạo lập, sửa đổi, bổ sung di chúc chung cũng sẽ được áp dụng theo quy định chung về di chúc.

Có thể sửa đổi di chúc chung của vợ chồng khi một trong hai chết không?

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận lập di chúc chung để định đoạt tài sản và có một người mất trước thì phần di chúc của người mất trong di chúc chung đã phát sinh hiệu lực. Người vợ/chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến tài sản của mình mà không có quyền thay đổi nội dung di chúc liên quan đến phần di sản của người mất đã được định đoạt trong di chúc chung trước đó. Như vậy, đối với trường hợp di chúc chung của vợ, chồng có một bên chết trước, phần di chúc của người đó sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật. Người còn lại vẫn có thể sửa đổi, bổ sung nhưng chỉ đối với phần di chúc của mình.
Sửa đổi di chúc chung của vợ chồng
>>> Xem thêm: Bảo Quản Và Công Bố Di Chúc

Thủ tục sửa đổi di chúc đối với phần quyền tài sản của người còn sống

Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau, nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Như vậy, đối với di chúc không công chứng thì người vợ/chồng có thể sửa đổi phần di chúc liên quan đến phần quyền tài sản của mình bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định nếu di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Như vậy, thủ tục sửa đổi di chúc đã được công chứng đối với phần quyền tài sản của người còn sống được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu sửa đổi di chúc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người yêu cầu sửa đổi di chúc.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
  • Di chúc cần sửa đổi.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng) trong thời gian làm việc hoặc nộp hồ sơ đề nghị công chứng ngoài trụ sở. >>> Xem thêm: Luật Thừa Kế Đất Đai Có Di Chúc

Bước 3: Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận thì Công chứng viên thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Khi đó:
  • Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ).
  • Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.

Bước 4: Ký văn bản

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại di chúc đã được sửa đổi hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng vẫn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của di chúc.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả công chứng

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang di chúc và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng. Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng. >>> Xem thêm: Di Chúc Viết Tay Có Người Làm Chứng Thì Có Hiệu Lực Hay Không?
Thủ tục công chứng di chúc chung được sửa đổi

Thông tin liên hệ Luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau: + Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trên đây là tư vấn về Có thể sửa đổi di chúc của vợ chồng khi một trong hai chết không? Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết