Luật Hình Sự

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ được không?

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không đang là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Muốn áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm tội thì cần phải hiểu đúng nội dung của các tình tiết đó. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không?

Điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

  • Đó phải là các tình tiết được pháp luật quy định;
  • Trường hợp các tình tiết giảm nhẹ không nằm trong các tình tiết được Điều 51 thì có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ, nhưng Thẩm phán phải ghi trong bản án và nêu rõ lý do;
  • Chỉ xem là tình tiết tăng nặng nếu thuộc trường hợp liệt kê tại Điều 52;
  • Chỉ xem là tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ nếu không phải là tình tiết cơ bản được quy định trong điều luật.;
  • Các tình tiết được xem là định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự cho đặc thù từng loại tội phạm được quy định cụ thể trong điều luật.

Căn cứ Điều 50,51 và 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 -BLHS

Một số lưu ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định tội

Các tình tiết là dấu hiệu định tội là những tình tiết mà nếu không có nó thì hành vi không cấu thành tội phạm.

Yêu cầu của việc phân biệt trong trường hợp này không phải là phân biệt hai tình tiết với nhau, tình tiết nào là dấu hiệu định tội, còn tình tiết nào là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mà sự phân biệt ở đây là khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 51 hoặc Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, mà tình tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt không được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nữa hay không?

Ví dụ: Tình tiết “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nên khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội này, Tòa án không được coi tình tiết “phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” là tình tiết giảm nhẹ nữa.

có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không?

Phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS với các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt

Các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì Tòa án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội.

Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt, Tòa án không được áp dụng tình tiết này là tình tiết tăng nặng đối với bị cáo nữa.

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt nữa.

có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ không?

Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ được không?

Luật hình sự Việt Nam vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ độc lập của quyết định hình phạt nhằm buộc Tòa án phải cân nhắc riêng các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án để đi đến quyết định giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong phạm vi khung hình phạt cho phép. Hay nói cách khác, không có quy định về việc “cấn trừ” tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ.

>>>Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm pháp nhân theo Bộ luật hình sự 2015

Trên đây là một số giải đáp cho câu hỏi có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ được không. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết