Luật Dân sự

Có được ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa không?

Đương sự được ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa dân sự, trừ các trường hợp bị cấm tại Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự. Việc ủy quyền tham gia thường được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, cần lưu ý một số quy định của pháp luật về nội dung lẫn hình thức để không bị tòa án từ chối việc ủy quyền. Đó cũng là nội dung chính trong bài viết dưới đây.

có được ủy quyền tham gia phiên tòa

Đương sự được phép ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa

>>Xem thêm: Người đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt khi nào?

Những trường hợp được làm người đại diện theo ủy quyền

Căn cứ Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện hiện nay, bên cạnh đại diện theo pháp luật.

Bất kỳ ai cũng có thể đại diện theo ủy quyền của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 87 Bộ luật này.

Các trường hợp không được ủy quyền tham gia phiên tòa

 

các trường hợp không được ủy quyền

Một số trường hợp không được ủy quyền cho người khác

>>> Xem thêm: Thủ tục tố tụng nào mà người đại diện ủy quyền không thể thực hiện

Căn cứ theo Điều 87 BLTTDS 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019, những trường hợp dưới đây cá nhân không được đại diện theo ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa:

  1. Người đại diện “cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ độc lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện”
  2. Đại diện theo ủy quyền trong vụ án ly hôn.(khoản 4 Điều 85 Bộ luật này)
  3. Người đại diện là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền trong cùng một vụ việc.
  4. Người đại diện là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an.

Lưu ý: Trong vụ án ly hôn, đối với tranh chấp khác như tài sản, nghĩa vụ tài sản, con chung, đương sự vẫn được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng.

Cần lưu ý gì khi viết giấy ủy quyền

Ai là người ký vào đơn khởi kiện

Hiện nay, có quan điểm cho rằng nguyên đơn (người khởi kiện) mới là người ký vào đơn khởi kiện, người đại diện (cho cá nhân) không được ký thay. Điều này dựa trên quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019, và hướng dẫn tại mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017.

Cũng có ý kiến lập luận rằng do công dân được làm những gì pháp luật không cấm và do pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên, nên người nộp đơn có quyền ký thay vào đơn, nghĩa là nếu người được ủy quyền là người nộp đơn thì cũng có quyền ký vào đơn. Bản thân việc ủy quyền đã thể hiện ý chí đồng ý với hành vi đại diện của người được ủy quyền.

Thực tiễn cho thấy, quan điểm thứ nhất vẫn được áp dụng rộng rãi, bởi dù pháp luật không cấm các bên ủy quyền, nhưng để ràng buộc trách nhiệm của người ủy quyền về nội dung trong đơn khởi kiện, người khởi kiện mới là người phải ký vào đơn khởi kiện.

>> Xem thêm: Hướng dẫn viết giấy ủy quyền đúng luật

Trường hợp xét xử sơ thẩm lại có cần ủy quyền lại

Hiện nay, có quan điểm cho rằng, khi Tòa phúc thẩm hủy quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ về cho cấp sơ thẩm, thì đương sự phải ủy quyền lại do sau khi hồ sơ vụ án chuyển về cấp sơ thẩm giải quyết lại thì văn bản ủy quyền lập tại Tòa án không còn giá trị pháp lý.

Hiện nay, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này trong các bài viết khác liên quan.

Hình thức của việc ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay

 

ủy quyền được lập thành văn bản có công chứng

Thông thường, việc ủy quyền được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực

Hiện nay, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 không quy định hình thức ủy quyền cũng như không có văn bản hướng dẫn chi tiết trường hợp nào ủy quyền bằng lời nói, trường hợp nào ủy quyền bằng văn bản.

Do đó, để hạn chế rủi ro trong các công việc quan trọng (liên hệ Tòa án, nhận các văn bản tống đạt bởi Tòa án, v.v), việc ủy quyền cần được lập thành văn bản (giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, v.v.) và được công chứng, chứng thực.

Bên cạnh đó, nếu Tòa án nơi thụ lý đơn khởi kiện có ban hành biểu mẫu ủy quyền, thì Quý bạn đọc cũng có thể cân nhắc sử dụng.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6 Điều 272 BLTTDS 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều  năm 2019, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm định chỉ, đình chỉ giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm.”

Vấn đề công chứng hợp đồng

Hiện nay, BLDS 2015 và BLTTDS 2015 không quy định cụ thể văn bản ủy quyền có cần công chứng, chứng thực không. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ràng buộc giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, văn bản trên nên có chữ ký của các bên và cần được công chứng, chứng thực.

Bên cạnh đó, như đã đề cập, trong một số trường hợp, ví dụ kháng cáo, văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý độc giả một số lưu ý liên quan đến vấn đề về việc ủy quyền trong quá trình tố tụng dân sự. Nếu Quý khách còn băn khoăn về hồ sơ, trình tự, thủ tục tố tụng, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DÂN SỰ , theo số Hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com.   để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng ./.

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết