Có được ủy quyền cho người khác đi nộp đơn khởi kiện không ? Khi tham gia khởi kiện người tham gia tố tụng có quyền được ủy quyền cho người khác tham tố tụng cho mình. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là có thể ủy quyền cho người khác đi nộp đơn khởi kiện không. Bài viết sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu về trình tự thủ tục khi ủy quyền cho người khác tham gia khởi kiện tại Tòa án và các vấn đề liên quan khác.
Ủy quyền nộp đơn khởi kiện
Mục Lục
Người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng
Đại diện theo ủy quyền
Căn cứ vào khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Và căn cứ theo điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đại diện như sau:
- Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
- Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Như vậy có thể hiểu người đại diện theo ủy quyền là cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của người đại diện sẽ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự cũng như đại diện họ khi tham gia tố tụng nếu được ủy quyền
Trình tự thủ tục nộp đơn khởi kiện tại tòa án
Gửi đơn khởi kiện tại Tòa án
Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng Dịch vụ Công Quốc gia (Nếu có)
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
Căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Người khác có được thay mặt mình nộp đơn khởi kiện không
Điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định rõ việc người khởi kiện có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
>>> Xem thêm: Thời hạn của hợp đồng ủy quyền trong bao lâu?
Luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện
Tư vấn soạn đơn khởi kiện
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, tư vấn giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan đến việc khởi kiện
- Nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác.
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ khởi kiện
Trên đây là những thông tin Cần làm gì khi gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhưng không được phản hồi. Nếu Quý khách có khó khăn, nhu cầu cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn. Đội ngũ luật sư sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin. Xin cảm ơn.