Luật Dân sự

Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không là một câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Tài sản hình thành trong tương lai tài sản trên thực tế chưa tồn tại về mặt vật chất nhưng sẽ được hình thành trong tương lai hoặc tài sản đã hình thành nhưng phải nảy sinh giao dịch thì mới có sự xác lập quyền sở hữu. Vậy tài sản hình thành trong tương lai có được thế chấp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc liên quan. tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai được thế chấp không?

  • Thế chấp là tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản theo định nghĩa của Điều 105 BLDS 2015 có bao gồm cả “tài sản hình thành trong tương lai”;
  • Ngoài ra, Điều 295 quy định cụ thể tài sản bảo đảm có thể là: tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ: Điều 105, Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015

Điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai được thế chấp

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến khi thực hiện hợp đồng vay. Tài sản hình thành trong tương lai được thế chấp phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm;
  • Tài sản phải là tài sản được phép lưu thông. Những tài sản gắn với yếu tố nhân thân của chủ thể không thể là đối tượng của các biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản phải xác định được.

Căn cứ quy định của Luật Nhà ở 2014

>>>Xem thêm: Có được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai?

Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Trường hợp tổ chức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên đất hợp pháp của mình

Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp cá nhân, tổ chức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên đất hợp pháp của mình thì người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp;
  • Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai được mua từ chủ đầu tư dự án

Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai được mua từ chủ đầu tư dự án thì người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán hợp pháp ký kết trực tiếp với chủ đầu tư hoặc có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nếu khách hàng là bên nhận chuyển nhượng;
  • Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ trong hợp đồng mua bán;
  • Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai bao gồm:

  • (1) Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
  • (2) Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mà bên thế chấp không đồng thời là người sử dụng đất

Theo Điều 14 Thông tư 07/2019/TT-BTP thì đối với trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mà bên thế chấp không đồng thời là người sử dụng đất thì người yêu cầu đăng ký nộp các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký;
  • Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định.

Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở

Đối với trường hợp này ngoài các giấy tờ là phiếu yêu cầu đăng ký và hợp đồng thế chấp, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:

  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình;
  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác;
  • Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Văn bản ủy quyền (nếu có).

hồ sơ đăng kí

Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Cách thức thực hiện

Người đăng ký thế chấp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi có đất. Người nộp hồ sơ cần lưu ý các trường hợp sau:

  • Trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thì không được đồng thời đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đó; nếu đã đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì không được đồng thời đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở.
  • Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai thì trước khi bán nhà ở trong dự án, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký để rút bớt tài sản thế chấp, trừ trường hợp chủ đầu tư, bên mua và bên nhận thế chấp có thỏa thuận khác.

Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai theo nguyên tắc ghi nhận nội dung đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trong Phiếu yêu cầu. Người yêu cầu đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của thông tin được kê khai và của tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đăng ký.

Thời hạn giải quyết

Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký, tiếp nhận và đưa phiếu hẹn trả kết quả cho người người đăng ký (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc trả lại hồ sơ kèm theo giải thích rõ lý do từ chối tiếp nhận (nếu hồ sơ không hợp lệ). Sau đó người nộp hồ sơ mang phiếu hẹn trả kết quả lên nhận hồ sơ. >>>Xem thêm: Tranh chấp thừa kế nhà đất hình thành trong tương lai giải quyết ra sao? thế chấp tài sản hình thành trong tương laii

Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

>>>Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản Để Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

Thông tin liên hệ Luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Tổng đài điện thoại: số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87
  • ZALO:Công Ty Luật Long Phan
  • FACEBOOK: FANPAGE Chuyên Tư vấn pháp luật
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là tư vấn về Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không? Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! 

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết